Giỏi các môn thi khối B có lợi thế khi thi khối A
Kết quả thi của những TS thi cả hai khối A - B cho thấy tương quan giữa tổng điểm khối A và khối B là cao (0,855), nghĩa là TS nào có kết quả cao ở khối A, tất yếu cũng sẽ có kết quả cao ở khối B. Nếu xem xét tương quan môn thi của 2 khối, thì có tương quan cao giữa môn toán A - toán B (0,841) và hóa A - hóa B (0,708).
Giỏi các môn thi khối A dễ đạt điểm cao khi thi khối D1
Mặc dù hệ số tương quan kết quả thi của hai khối A - D1 là 0,591; thấp hơn so với tương quan kết quả thi của hai khối A - B nhưng có tương quan cao giữa điểm môn toán A và điểm môn toán D1 (0,798).
Trong số TS đạt sàn khối D1, có đến 59,3% có điểm thi khối A dưới điểm sàn. Điều này cho thấy, TS giỏi các môn khối A sẽ có lợi thế hơn khi thi thêm khối D1, đặt biệt đối với những trường có nhân hệ số môn toán đối với khối thi D1. Tuy nhiên, nếu không giỏi môn Anh văn, TS cần thận trọng hơn đối với những trường có nhân hệ số môn Anh văn.
Khối C thường được tổ chức thi vào đợt 2, cùng với các khối B, D. Mặc dù chiếm tỉ lệ không nhiều như khối A - B, A - D1 nhưng cũng 3,5% - khoảng 10.000 TS thi cả 2 khối A và C.
Kết quả thi cho thấy hệ số tương quan ở A - C thấp (0,213) và số TS đạt điểm sàn cả hai khối đều thấp. Trong đó, khối C là 25,6%; 96,3% trong số này có điểm thi khối A dưới điểm sàn. Số TS đạt điểm sàn khối A là 2,1%; thấp hơn nhiều so với khối C và trong đó có đến 54,5% có điểm thi khối C dưới sàn. Vì vậy, TS giỏi khối C khó có kết quả cao nếu thi thêm khối A.
Như vậy, với tổ chức thi như hiện nay, TS giỏi các môn thi khối A (kể cả A1) có nhiều cơ hội lựa chọn hơn so với TS giỏi các môn thi khối C. TS thi khối B có hệ số cạnh tranh cao nhất trong tất cả các khối thi. Việc chuẩn bị để lựa chọn ngành nghề phù hợp rất quan trọng đối với học sinh phổ thông. Ngoài việc chọn ngành, bậc học phù hợp với sở thích và năng lực thì việc chọn khối thi nào cũng cần cân nhắc, dựa trên thực lực của bản thân. Việc làm nhiều hồ sơ, dự thi 2 khối cũng khó có thể thay đổi kết quả thi.
Bình luận (0)