Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hầu hết các ý kiến đều thấy cần thiết phải duy trì điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào. Tuy nhiên, cần nghiên cứu cách xác định điểm sàn hợp lý sao cho một mặt đảm bảo chất lượng, mặt khác không gây khó khăn về nguồn tuyển sinh cho các nhà trường.
* Vậy Bộ đã có chủ trương gì về việc thay đổi cách xác định điểm sàn để đảm bảo tính hợp lý như ông vừa nói chưa?
- Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn điểm sàn và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức.
* Xin ông cho biết cụ thể hơn về cách xác định 2 mức điểm sàn?
- Đó là điểm sàn trên và điểm sàn dưới. Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay. Điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào. Thống kê kết quả thi những năm gần đây cho thấy tổng điểm bình quân này của các khối thi (điểm sàn dưới) thường nằm trong khoảng từ 11 đến 12, nghĩa là thấp hơn 2 điểm so với điểm sàn của từng năm (điểm sàn trên).
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay. Điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào. Thống kê kết quả thi những năm gần đây cho thấy tổng điểm bình quân này của các khối thi (điểm sàn dưới) thường nằm trong khoảng từ 11 đến 12, nghĩa là thấp hơn 2 điểm so với điểm sàn của từng năm (điểm sàn trên). |
Đối với thí sinh đạt kết quả thi trên điểm sàn trên thì các trường xét trúng tuyển như đã làm lâu nay. Đối với thí sinh có kết quả thi nằm giữa điểm sàn trên và điểm sàn dưới, các trường xét thêm điểm tốt nghiệp phổ thông để quyết định điều kiện trúng tuyển cho thí sinh.
* Nếu phương án xác định điểm sàn này được áp dụng, việc tuyển sinh có gì thay đổi hay không, thưa ông?
* Việc cho phép có thêm mức điểm sàn dưới liệu có ảnh hưởng gì đến chất lượng đầu vào không?
Bình luận (0)