Chúng tôi tới lớp dạy thêm môn vật lý của thầy L.D.Đ. - giáo viên Trường THPT Gia Định trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TPHCM). Trừ thứ hai và thứ sáu không có lớp học, các ngày còn lại trong tuần thầy dạy mỗi ngày từ 1 - 3 ca, riêng thứ bảy, chủ nhật dạy cả ngày. Học sinh học 2 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 90 phút, học phí khoảng 1,5 triệu đồng/3 tháng/học sinh.
Lớp học của thầy từ 40 - 50 học sinh, mỗi tháng thu nhập từ việc dạy thêm cũng hơn 50 triệu đồng. Tuy vậy, vào học lớp của thầy cũng không dễ. Thông thường chỉ học sinh nào theo học từ lớp 10 mới có cơ hội học
“Nói chung thu nhập cao hơn gấp nhiều lần lương giáo viên. Thu nhập của tôi như vậy là ít chứ có giáo viên chỉ cần vài năm dạy thêm đã mua biệt thự trong nội thành" - thầy H. thông tin. |
Cũng là giáo viên của một trường THPT chuyên tại TPHCM nhưng thầy N.H dạy từng nhóm tối đa 10 học sinh theo yêu cầu. Đây chủ yếu là những học sinh con em gia đình khá giả và như lời thầy thì có em nhà giàu "không thể tưởng tượng". Phụ huynh tự đứng ra tổ chức lớp, tìm địa điểm phù hợp, tự thu học phí, thầy chỉ việc đến dạy và cuối tháng nhận thù lao.
“Nói chung thu nhập cao hơn gấp nhiều lần lương giáo viên. Thu nhập của tôi như vậy là ít chứ có giáo viên chỉ cần vài năm dạy thêm đã mua biệt thự trong nội thành", thầy H. thông tin.
Có cả trợ giảng
Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm tới lớp dạy thêm tiếng Anh của thầy N.C.D. đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TPHCM. Lớp học là phòng khách của gia đình và khoảng sân trước nhà. Khi giảng bài, thầy thường đứng sát cổng và dạy 2 lớp cùng một lúc. Có ngày, học sinh đông quá, thầy quản không nổi thì nhờ một "trợ giảng" tên Lan quản lý lớp nhỏ bên trong. Do vậy mà tiếng giảng bằng micro bên ngoài của thầy hòa cùng với lời giảng của cô Lan bên trong nhiều khi tạo thành tạp âm, học sinh rất khó phân biệt.
Khi đề nghị nhận định một cách khách quan về việc dạy thêm - học thêm, thầy N.H. cho biết: "Từ khung chương trình của Bộ GD-ĐT, hiện nay trường nào cũng tổ chức soạn giáo án có khối lượng bài tập gấp 10 lần sách giáo khoa. Vì vậy, để giải quyết hết khối lượng bài tập, học sinh phải tìm thầy cô hướng dẫn cho mình cách làm bài. Bên cạnh đó, lý do quan trọng hơn cả là nếu chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa thì học sinh khó có thể đậu ĐH vì khoảng cách giữa đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh ĐH như một trời một vực. Thế nên học sinh chỉ còn cách là đi học thêm".
Lớp học thêm tiếng Anh tại nhà một giáo viên ở quận Phú Nhuận, TPHCM - Ảnh: M.L
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm quản lý việc dạy thêm của giáo viên. Một hiệu trưởng khẳng định: “Đây là nhiệm vụ bất khả thi vì mỗi trường có hàng trăm giáo viên mà địa bàn cư trú khác nhau, có người tổ chức dạy tại nhà, có người thuê địa điểm, có người đến nhà học sinh… hiệu trưởng nào kiểm tra cho xuể. Trong khi đó luật Viên chức cho phép người lao động được làm thêm ngoài giờ hành chính những việc thuộc chuyên môn của mình. Thế nên, nhà nước cấm cũng rất khó".
6 điểm mới trong Dự thảo quy định quản lý dạy thêm - học thêm
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ GD Trung học Bộ GD-ĐT, cho biết Dự thảo quy định quản lý dạy thêm - học thêm sắp ban hành có 6 điểm mới: 1. Không được cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm hoặc dạy thêm trước những nội dung mà giờ chính khóa sẽ dạy. 2. Quy định thời lượng dạy thêm cho một học sinh/tuần, số tiết/ buổi học và thời gian của mỗi tiết học đối với từng cấp học. 3. Đối với dạy thêm - học thêm trong nhà trường: - Học sinh muốn học thêm phải tự viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh (hoặc người giám hộ) có con em xin học thêm phải trực tiếp ký, ghi nội dung cam kết với nhà trường. - Nhà trường phải phân loại học sinh theo học lực và tổ chức dạy thêm theo nhóm trình độ Học sinh (không tổ chức lớp dạy thêm - học thêm theo các lớp học chính khóa). - Giáo viên muốn dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm, nhà trường xét duyệt danh sách, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với trình độ học sinh. 4. Đối với dạy thêm - học thêm ngoài nhà trường, tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm phải ký cam kết với UBND cấp xã nơi đặt điểm dạy thêm - học thêm về thực hiện đúng các quy định dạy thêm - học thêm và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm - học thêm; phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin công cộng của địa phương (xã, phường, thị trấn) và tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước khi thực hiện dạy thêm về: giấy phép dạy thêm - học thêm, danh sách người dạy thêm, danh sách người học, nội dung, chương trình dạy thêm - học thêm, thời khóa biểu, mức thu tiền học thêm. 5. Một số nội dung trước đây giao cho UBND cấp tỉnh ban hành văn bản quy định thì lần này được quy định thống nhất trên toàn quốc như: quy định tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm trong và ngoài nhà trường; thu và quản lý tiền học thêm; tiêu chuẩn đối với người dạy thêm; thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm; thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm... 6. Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý dạy thêm - học thêm của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng GD-ĐT đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm và của người dạy thêm.
Tuệ Nguyễn (ghi) |
Bình luận (0)