xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tích hợp để thoát “học gạo”

Lan Anh - Trúc Lâm

Chương trình phổ thông sau năm 2018 của Việt Nam sẽ được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên

Những ngày qua, báo chí thế giới xôn xao vì tin tức “Phần Lan bỏ môn toán và các môn khoa học” trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, sự thật là Phần Lan chọn một con đường thiết thực hơn cho học sinh: Tích hợp các môn học.

Thấy gì từ tích hợp ở Phần Lan?

Vốn được xem là điển hình giáo dục và luôn được Chương trình Pisa chọn vào danh sách 15 nước hàng đầu có nền giáo dục tốt nhất nhưng Phần Lan đang muốn dạy học theo cách đặc biệt khác hẳn kể từ năm 2020.

Học sinh tiểu học sẽ được học các môn độc lập và các môn tích hợp Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh tiểu học sẽ được học các môn độc lập và các môn tích hợp Ảnh: TẤN THẠNH

Theo đó, trong một số học kỳ, chương trình không được phân chia theo môn nhưng học sinh được học trong bối cảnh hiện tượng phổ quát hơn, tức học theo chủ đề bao gồm kiến thức của nhiều môn học chứa đựng trong đó. Ví dụ: Học sinh học chủ đề nghề nghiệp có thể ghi danh vào học trình gọi là “dịch vụ quán cà phê”. Trong chủ đề này có kiến thức toán học, những khái niệm về ngôn ngữ, kỹ năng về giao tiếp... Một chủ đề khác phổ thông hơn là Liên minh châu Âu chẳng hạn, sẽ bao gồm kiến thức về kinh tế, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ.

Các chuyên gia cải cách cho rằng phương pháp này đồng thời động viên học sinh cùng hợp tác giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, giúp phát triển những khả năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Giám đốc Sở Phát triển Đô thị Helsinki Pasi Silander nói rằng mục đích cải cách lần này là áp dụng những thay đổi về chất liệu giáo dục cần thiết cho nền kinh tế và xã hội hiện đại.

Theo nhà giáo và nhà nghiên cứu Phần Lan Pasi Sahlberg, các giáo trình truyền thống như lịch sử, nghệ thuật, toán học... vẫn sẽ được tiếp tục giảng dạy tại Phần Lan. Sự cải cách tập trung chủ yếu vào các hình thức nghiên cứu khảo sát khác nhau, hình thức kỹ luận đa dạng hơn chứ không phải thay thế toàn bộ các môn học.

Việt Nam sẽ học được những gì từ đổi mới giáo dục Phần Lan là câu hỏi được nhiều chuyên gia giáo dục quan tâm, đặc biệt khi chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được xây dựng? Một chuyên gia nhận định nền giáo dục của Việt Nam đang cố gắng thoát khỏi tình trạng thầy đọc trò chép, thầy nói trò ghi, trò học thuộc lòng và thầy cho điểm. Chuyển giáo dục từ việc nhồi nhét kiến thức sang việc phát huy tiềm năng trí tuệ và nâng cao phẩm chất của người học... Tuy nhiên, căn bệnh thành tích cố hữu trong ngành giáo dục vẫn luôn luôn là lực cản cho mọi cải cách, thay đổi. Theo GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), giáo dục của Việt Nam vẫn loay hoay với việc thi cử và nếu xã hội không thoát khỏi tâm lý “khoa văn thi cử”, ai cũng muốn lấy được tấm bằng ĐH thì không thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Chương trình mới: Tinh giản, tránh chồng chéo

Được biết, trong tháng 4-2015, Bộ GD-ĐT sẽ lựa chọn các tác giả uy tín để viết chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới. Theo lộ trình, khoảng tháng 6-2016, bộ khung chương trình sẽ được hoàn thành để các tác giả bắt tay vào viết SGK. Bộ GD-ĐT cho hay chương trình phổ thông mới được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên.

Cụ thể, ở cấp tiểu học và THCS, thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành các môn học tích hợp. Thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung, giảm hợp lý số môn học. Nội dung các môn học tích hợp được thiết kế theo hướng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp và bố trí các chủ đề/đề tài liên quan với nhau của các môn học.

Ở cấp THPT, học sinh sẽ học một số môn bắt buộc, đồng thời được tự chọn môn học và chuyên đề theo hình thức tích lũy tín chỉ. Các chuyên đề này nhằm đáp ứng hiểu biết nâng cao hoặc mở rộng kiến thức môn học, cung cấp những hiểu biết và kỹ năng ban đầu như là nhập môn các khoa học hoặc ngành nghề, đồng thời giúp học sinh có những thông tin để định hướng, tiếp cận nghề nghiệp sau THPT.

Dự kiến bậc tiểu học sẽ có môn độc lập toán, tiếng Việt, đạo đức, tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên - xã hội - nghệ thuật thành tìm hiểu tự nhiên xã hội ở lớp 1, 2, 3; lớp 4, 5 và THCS sẽ tách thành nhánh khoa học tự nhiên và nhánh tìm hiểu xã hội. THPT vẫn là lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoài ra có môn tích hợp nhưng ban soạn thảo sẽ bàn thêm.

Dự kiến đến năm học 2018-2019, SGK mới sẽ được đưa vào giảng dạy cuốn chiếu ở 3 lớp đầu 3 cấp là lớp 1, lớp 6 và lớp 10.

Tám lĩnh vực của giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến gồm 8 lĩnh vực: ngôn ngữ, toán học, đạo đức - công dân, thể chất, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và công nghệ. Cấu trúc và định hướng nội dung các môn học gắn với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực bản thân. Cụ thể, lĩnh vực ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt, ngữ văn với mục tiêu hình thành phát triển năng lực giao tiếp, tư duy, sáng tạo, cảm thụ văn học; ngữ văn với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng nước ngoài của học sinh... Lĩnh vực toán học giúp học sinh hình thành năng lực tư duy toán học, giải quyết các vấn đề toán học, sử dụng các công cụ, phương tiện học toán...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo