xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm lại chính mình

Nguyễn Thị Đức Hạnh

Không chấp nhận "mắc kẹt" trên con đường chưa phù hợp với mình, nhiều bạn trẻ mạnh dạn dấn bước qua lựa chọn mới hoặc đi lại từ đầu để tìm lại chính mình

Bùi Hồng Quý (22 tuổi, quê ở Nha Trang) hiện đang học năm 2 ngành quan hệ công chúng (PR) tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF). Trước khi học PR, Quý từng chuyển ngành 2 lần.

Soi rọi khả năng

Ban đầu, Hồng Quý đi theo ngành kế toán vì nghe lời gia đình chứ chưa hình dung rõ về sự nghiệp mong muốn. Quý thừa nhận đã thiếu suy nghĩ thấu đáo khi đăng ký nguyện vọng đại học và cho rằng chọn ngành nào cũng vậy, miễn được đến một đô thị lớn, năng động như TP HCM để tự do bay nhảy, trải nghiệm rồi đâu sẽ vào đấy. Tuy nhiên, mới học ít lâu, Quý nhận ra: "Mỗi ngày đến lớp cứ như cực hình, tôi khó làm quen với con người và môi trường cũng như chính chuyên ngành đang học". Quý nộp đơn bảo lưu 1 năm và thử sức kinh doanh quần áo nhưng công việc này cũng không thuận lợi, cô nhận ra mình yêu sự bay bổng sáng tạo, ham thích khám phá nên chuyển sang ngành quản trị du lịch - khách sạn của UEF.

Tìm lại chính mình - Ảnh 1.

Bùi Hồng Quý (thứ 2 từ phải qua) và các bạn học luôn tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm thực tế. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Thế nhưng, Hồng Quý cứ liên tục đau ốm sau mỗi lần tham gia đi thực tế. Quý kể: "Tôi thấy vô định, rơi vào khủng hoảng, cộng thêm sự thúc ép, dò hỏi từ người xung quanh. Biết tôi lạc lõng và bất lực, mẹ đã động viên". Quý nghiêm túc nhìn nhận lại sở trường, nhược điểm cá nhân, lắng nghe tiếng nói bên trong chính mình, tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và đổi sang ngành PR.

Trước khi đến với công việc yêu thích hiện tại thì Nguyễn Nhật Tiến (25 tuổi) đã có hành trình nhiều biến chuyển trong suy nghĩ và hành động. Tiến từng theo học ngành điện tử truyền thông vì vâng lời gia đình và chạy theo bạn bè. Không hợp chuyên ngành, nên Tiến thiếu chú tâm, chỉ học cho có để qua môn. Nhận thấy tương lai sẽ bấp bênh nếu tiếp tục tình trạng như vậy, Tiến muốn quay lại ước mơ từ bé: làm du lịch. Khi mới thay đổi, Tiến không chia sẻ cho bất kỳ ai. Chuyển ngành, chuyển trường đồng nghĩa với việc chấp nhận học cùng các bạn nhỏ tuổi hơn. Mặt khác, phải đối diện với sự quan tâm của mọi người thường thắc mắc khi nào học xong, nên Tiến cực kỳ áp lực. Song điều thuận lợi của chàng trai quê Tây Ninh là việc đi học trở nên thoải mái và vui hơn, Tiến dễ dàng thích nghi môi trường mới. Theo Tiến, khi nhận ra đã chọn sai ngành thì nên chuyển ngành sớm nhất có thể, bởi càng kéo dài thì càng lãng phí thời gian, tiền bạc. "Phải có ý chí, kỷ luật để vượt qua thử thách khi bắt đầu lại" - Nhật Tiến tâm sự.

Tiến đã tốt nghiệp cử nhân thực hành ngành hướng dẫn viên (HDV) du lịch Trường CĐ Du lịch Sài Gòn và đã có thẻ HDV.

Trưởng thành sau ngã rẽ

Nguyễn Văn Vinh (20 tuổi) vốn luôn muốn theo đuổi công việc liên quan đến thẩm mỹ, sáng tạo nên đã đăng ký ngành truyền thông đa phương tiện. Song may mắn không mỉm cười khi Vinh không đủ điểm trúng tuyển và đành học ngành hệ thống thông tin quản lý của một đại học lớn ở TP HCM. Càng học, Vinh càng thấy không hợp. Chàng trai quê Quảng Ngãi hạ quyết tâm về ôn thi lại để sống với đam mê. Giai đoạn đó rất khó khăn song nghĩ đến ngày mai, Vinh bỏ ngoài tai bao nghi ngờ, chỉ trích, chỉ tập trung cho kỳ thi. Vinh trải lòng: "Không chỉ tôi căng thẳng khi ôn thi lại mà cả bố mẹ cũng đau đầu vì đủ ý kiến trái chiều từ họ hàng và xóm giềng".

Tìm lại chính mình - Ảnh 2.

Vinh (hàng sau, ngoài cùng bên trái) có năm học đầu tiên tại môi trường mới với nhiều hoạt động hấp dẫn

Hiện nay, Vinh là sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện Trường ĐH Duy Tân và chứng minh cho mọi người thấy sự rẽ hướng này là đúng đắn. Từ một bạn trẻ e dè, ngại đám đông thì Vinh ngày càng dạn dĩ, tự tin và hết sức thích thú mỗi giờ học.

Với Hồng Quý, cô ngày càng định hình sâu sắc các mục tiêu và hào hứng học tập, ứng dụng kiến thức, kỹ năng bổ ích trong ngành PR. Các bạn đồng môn cá tính đa dạng, thú vị như tô điểm cho bức tranh cuộc sống của Quý thêm nhiều sắc màu đáng nhớ. Quý hạnh phúc nói: "Tôi hài lòng nhưng vẫn chưa thỏa mãn. Phía trước còn chặng đường dài để tiếp tục khám phá. Kể từ khi tìm được hướng rẽ đúng đắn, tôi như thoát khỏi rừng cây và sương mù mờ mịt che lấp tâm trí và càng phải cố gắng để ngày một tốt hơn". Hồng Quý không hối hận về quyết định của mình, kể cả các lựa chọn sai đường: "Nếu không có cơ hội trải nghiệm những bài học ấy thì cũng không thể có Hồng Quý của hôm nay".

Tìm lại chính mình - Ảnh 3.

Nhật Tiến dũng cảm bắt đầu lại để có được những trải nghiệm và công việc như ý

Hiện nay, bên cạnh việc đi làm thì Nhật Tiến chăm chỉ trau dồi ngoại ngữ để đi được nhiều thị trường outbound hoặc inbound, xa hơn nữa là một ngày nào đó trở về cộng tác ở mái trường cao đẳng đã giúp anh nuôi dưỡng, vun bồi ước mơ. Tiến đúc kết: "Bạn trẻ nên thận trọng, chịu khó phân tích, có trách nhiệm với tương lai chính mình". Theo Tiến, phải thu thập thông tin, nắm bắt rõ ngành học, những tố chất cần có, đầu ra ở thị trường lao động, có thể lắng nghe góp ý từ gia đình, bè bạn nhưng phải tự quyết định, đừng phó mặc cho người khác. Gen Z nên chủ động duy trì nỗ lực bền bỉ, đừng nghĩ thời sinh viên ít có sự kèm cặp sát sao như những năm học phổ thông mà lơ là, chểnh mảng việc học.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo