xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh cãi mô hình ĐH phi lợi nhuận

Yến Anh

Lãnh đạo nhiều trường ĐH ngoài công lập đã không tìm được tiếng nói chung tại cuộc hội thảo về điều lệ trường ĐH phi lợi nhuận, tổ chức ngày 22-8 ở Hà Nội

Theo mô hình phi lợi nhuận của Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam), trường không phân phối nguồn thu và thặng dư đạt được trong quá trình hoạt động cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mà sử dụng các quỹ này để tài trợ cho các mục tiêu của nhà trường hướng đến lợi ích người học và cộng đồng. Tài sản chung hợp nhất của trường là tài sản không phân chia mà đại diện là hội đồng quản trị (HĐQT) quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo quy định.

Sinh viên tham gia một tiết học tại Trường ĐH Hoa Sen Ảnh: TẤN THẠNH
Sinh viên tham gia một tiết học tại Trường ĐH Hoa Sen Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng khẳng định hoạt động phi lợi nhuận, lãnh đạo Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lại có mô hình hoạt động khác hẳn. GS Trần Phương, hiệu trưởng nhà trường, cho rằng không thể 51% cổ đông là người ngoài trường như mô hình của Trường ĐH Phan Châu Trinh. Đã là trường ĐH ở Việt Nam thì phải là trường có chủ, nếu 51% cổ đông là người ngoài trường thì không biết áp dụng hoạt động ra sao.

GS Trần Phương khẳng định Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hình thành từ những khoản vốn góp của các sáng lập viên, cán bộ nhân viên và cộng tác viên của trường. Ông Phương đề nghị điều chỉnh lại quy chế của trường ĐH tư thục với nguyên tắc biểu quyết theo trọng lượng vốn chỉ nên áp dụng đối với loại trường do các nhà đầu tư lập ra. Đối với loại trường phi lợi nhuận, nguyên tắc “mỗi cổ đông/một phiếu biểu quyết” mới thích hợp. Thêm vào đó, HĐQT của trường ĐH tư thục ngoài chức năng HĐQT còn phải đảm nhiệm vai trò của hội đồng trường, vì vậy không nên khống chế số thành viên.

GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - nêu quan điểm các chính sách của nhà nước như thuế, đất đai đều hướng các trường hoạt động vì lợi nhuận, không có ưu đãi cho các trường hoạt động phi lợi nhuận. Lẽ ra, các chính sách ưu đãi đối với các trường phi lợi nhuận phải gần giống với trường công. Ông Quân đề nghị sắp tới, cần gấp rút xây dựng hệ thống phân biệt các trường vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, kèm theo hàng loạt chính sách tương ứng với từng loại trường.

Về vấn đề này, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, cho rằng nếu Luật Giáo dục không bảo vệ trường phi lợi nhuận thì nhiều trường ĐH phát triển mạnh sẽ chết mà điển hình là Trường ĐH Hoa Sen. Mục tiêu của Trường ĐH Hoa Sen không vì lợi nhuận nhưng không xin được miễn thuế khiến nhiều năm bị lỗ.

Theo bà Phượng, với cách hoạt động hiện nay của nhiều trường ngoài công lập, tài sản sẽ có nguy cơ trở thành tài sản cá nhân nếu trường không chuyển sang hoạt động phi lợi nhuận bởi người nhiều tiền thì được bỏ nhiều phiếu do dồn phiếu từ các cổ đông khác. Quyền lực của nhà đầu tư rất mạnh và nếu không làm chặt, nhà đầu tư sẽ chuyển giá, lập ra công ty moi ruột từ trường ĐH, họ lợi dụng trường ĐH để xin đất, mua đất.

Bà Bùi Trân Phượng kiến nghị nhà nước nghiên cứu kỹ về mô hình trường phi lợi nhuận dựa vào mô hình của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. “Phải có những quy định rõ ràng về vốn sở hữu chung không chia; cấm những trường từ phi lợi nhuận trở thành lợi nhuận trong quá trình phát triển của trường” - bà Phượng nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo