Viện nghiên cứu các hệ thống hàng không vũ trụ và kỹ thuật Thượng Hải cho biết robot tự hành Thỏ Ngọc do Hằng Nga-3 mang theo nặng 120 kg, có thể leo lên dốc nghiêng 30 độ và di chuyển với tốc độ 200 m/giờ. Robot này màu vàng, có 6 bánh, 4 camera và 2 chân cơ khí để thu thập các mẫu đất trên mặt trăng.
Theo BBC, nếu nhiệm vụ khám phá bề mặt mặt trăng và tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên như kim loại quý hiếm lần này thành công, đây sẽ là mốc quan trọng trong chương trình thám hiểm không gian dài hạn của Trung Quốc, bao gồm cả việc thiết lập một trạm không gian trường trực trên quỹ đạo trái đất.
Theo dự kiến, Hằng Nga-3 sẽ đáp xuống mặt trăng vào giữa tháng 12, giúp Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đưa một tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt một thiên thể ngoài trái đất. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang nghiên cứu khả năng đưa người lên mặt trăng sau năm 2020.
Phát biểu về sự kiện này, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố ông khao khát thúc đẩy Trung Quốc phát triển thành một siêu cường không gian. Sứ mệnh khảo sát thực địa bề mặt mặt trăng của Hằng Nga 3 xuất phát từ niềm tự hào mạnh mẽ về năng lực công nghệ phát triển thần tốc của Trung Quốc. Đài truyền hình nhà nước đã phát sóng chương trình trực tiếp khi tên lửa được phóng đi.
Hôm qua 1-12, tàu vũ trụ không người lái Mars Orbiter hay Mangalyaan của Ấn Độ cũng đã rời quỹ đạo trái đất để bắt đầu hành trình thực hiệm nhiệm vụ vẽ bản đồ bề mặt sao Hỏa kéo dài khoảng 300 ngày.
Bình luận (0)