xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc sắp phóng phi thuyền, NASA lo lắng

L. Thoa (Tổng hợp từ Tân Hoa Xã, Fox News)

(NLĐO) – Trung Quốc dự định sẽ khởi động tàu vũ trụ Hằng Nga-3 vào đầu tháng 12 này khiến NASA lo lắng về việc ô nhiễm môi trường trên mặt trăng, đồng thời cản trở hoạt động tàu LADEE của họ.

Phát ngôn viên của Cục Khoa học - Công nghệ - Công nghiệp Quốc phòng (SASTIND) của Trung Quốc ngày 26-11 thông báo nước này sẽ phóng tàu thám hiểm mặt trăng Hằng Nga-3 vào đầu tháng 12 tới.

Theo phát ngôn viên SASTIND Wu Zhijian, nếu mọi chuyện diễn tiến thuận lợi, tàu thám hiểm Hằng Nga-3 sẽ hạ cánh xuống mặt trăng vào giữa tháng 12.
 
img
Hằng Nga-3 được phóng lên nhằm phục vụ sứ mệnh giai đoạn 2 trong chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc

Tàu thám hiểm Hằng Nga -3 vừa là một tàu đổ bộ, vừa là tàu thám hiểm mặt trăng đánh dấu lần đầu tiên một tàu vũ Trung Quốc hạ cánh xuống bề mặt một vật thể ngoài trái đất.
 
Hằng Nga-3 được phóng lên nhằm phục vụ sứ mệnh giai đoạn 2 trong chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc. Chương trình này gồm 3 giai đoạn: Bay quanh, hạ cánh xuống bề mặt mặt trăng và quay về trái đất.

Hằng Nga-3 được thiết kế dựa trên cơ sở thành công của 3 tàu thám hiểm mặt trăng trước đó là Hằng Nga-1 và Hằng Nga-2. Hai tàu này đã được phóng lên mặt trăng năm 2007 và 2010, sau đó gửi về các hình ảnh bề mặt mặt trăng cùng nhiều dữ liệu cần thiết khác.

Trong khi đó, tờ Fox News cho biết Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) lo ngại rằng quyết định phóng phi thuyền Hằng Nga-3 của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến việc nghiên cứu mặt trăng của họ. Theo các chuyên gia của NASA, phi thuyền Hằng Nga 3 khi đáp xuống chắc chắn sẽ gây ít nhiều xáo trộn, khuấy động bụi mặt trăng và ảnh hưởng đến hoạt động của phi thuyền LADEE.
 
img
Phi thuyền LADEE của NASA
 
 
Phi thuyền LADEE của NASA hiện nay đang bay trên quỹ đạo quanh mặt trăng với sứ mạng nghiên cứu tình trạng môi trường và tầng ngoại quyển (exosphere) quanh mặt trăng. “Tàu vũ trụ Hằng Nga-3 xâm nhập vào quỹ đạo mặt trăng, sau đó đáp xuống bề mặt sẽ khiến mặt trăng ô nhiễm đáng kể ở tầng ngoại quyển do nhiên liệu động cơ thải ra”, Jeff Plescia, nhà khoa học vũ trụ tại phòng vật lý thực hành Đại học John Hopkins (Mỹ), cho biết.
 
Tuy nhiên, ông cũng cho biết việc Trung Quốc phóng tàu Hằng Nga -3 cũng sẽ có một cái lợi khác cho NASA vì LADEE có cơ hội quan sát nhiên liệu cháy từ phi thuyền Hằng Nga- 3 phóng ra trong suốt quá trình đến gần mặt trăng. Ngoài ra, khi Hằng Nga -3 đáp xuống sẽ làm bốc lên một đám bụi, LADEE có thể đo lường và chụp hình.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo