xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tư vấn tuyển sinh tại Đồng Nai: Băn khoăn trúng tuyển ĐH vẫn nhập ngũ

Nhóm phóng viên - Ảnh: Tấn Thạnh

(NLĐO) - Từ 8 giờ sáng nay, 3-3, Báo Người Lao Động tổ chức buổi tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ thứ hai tại Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai). Các chuyên gia tuyển sinh đến từ nhiều trường ĐH, CĐ ở TPHCM cùng hơn 1.000 học sinh THPT tại Đồng Nai đã tham dự chương trình.

 img

img


Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Vì khát vọng Việt  - Đưa trường học đến thí sinh 2013” do Báo Người Lao Động phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên (đơn vị đồng hành – tài trợ) và Trường ĐH Lạc Hồng tổ chức.
 
Mặc dù 8 giờ chương trình mới chính thức bắt đầu nhưng từ 6 giờ 30, nhiều học sinh đã đến Trường ĐH Lạc Hồng, háo hức mong được trực tiếp gặp các chuyên gia tư vấn tuyển sinh.

img
 
Em  Nguyễn Mỹ Kim (lớp 12 Trường THPT Nam Hà) cho biết: Sáng nay, em nhờ chị chở đến đây để nghe tư vấn. Em dự định thi vào Trường ĐH Lạc Hồng nhưng còn hơi phân vân nên đến nghe kỹ hơn để chọn cho chắc.
 
Trên tay còn cầm ổ bánh mì ăn sáng, em Trần Hồng Nam (Trường THPT Nam Hà) kể em cùng một bạn nữ đến đây để nghe các thầy cô tư vấn kỹ hơn về thông tin tuyển sinh của các trường, ngành tài chính-ngân hàng còn những trường nào tuyển vì có thông tin Bộ GD-ĐT năm nay dành ít chỉ tiêu cho ngành này. Ngoài ra, vấn đề em băn khoăn nhất hiện nay là quy định trúng tuyển ĐH vẫn phải nhập ngũ.

img
Các thành viên trong ban tư vấn
 
7 giờ 45, hội trường có sức chứa gần 1.000 người của Trường ĐH Lạc Hồng đã kín chỗ. Các sinh viên tình nguyện của trường này phải xếp thêm ghế để phục vụ học sinh. Nhiều học sinh đi trễ phải ngồi ngoài hành lang nghe tư vấn nhưng em nào cũng cố gắng "bám trụ" vì cho rằng đây là dịp hiếm hoi được trực tiếp nghe lãnh đạo các trường ĐH, CĐ tư vấn những nét mới trong mùa tuyển sinh và cả kinh nghiệm chọn trường, chọn ngành, bí quyết ôn thi hiệu quả.
 
img

8 giờ, chương trình chính thức bắt đầu.

img
Ông Lưu Nhi Dũ, Thư ký Tòa soạn Báo Người Lao Động (phải),
tặng hoa cho TS Đỗ Hữu Tài, Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng


Mở đầu chương trình, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, đã thông báo đến thí sinh một số điểm mới trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. TS Nghĩa cho biết Đồng Nai là 1 trong 10 tỉnh có số thí sinh dự thi ĐH, CĐ đông nhất nước. Điểm bình quân học sinh Đồng Nai đạt trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 là 12,5 điểm. Đáng chú ý, nhiều trường lọt vào top 200 trường có điểm thi cao nhất nước như: Trường THPT Lương Thế Vinh, điểm bình quân 19,5; Ngô Quyền 15,56.

img


TS Nghĩa lưu ý: Năm nay các em vẫn thi theo kỳ thi 3 chung (chung đề thi, chung thời gian thi, xét tuyển chung).
 
Về mốc thời gian, chỉ còn đúng 1 tuần nữa các em phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Theo quy định, các em học ở trường THPT nào sẽ nộp ở trường đó từ 11-3 đến 11-4; từ 12-4 đến 19-4, có thể nộp trực tiếp tại trường ĐH, CĐ. Giữa tháng 6, các em nhận được giấy báo thi ĐH. Tháng 7, các em dự thi.
 
Khi biết điểm thi từ các trường, học sinh sẽ rơi vào 1 trong 3 tình huống: trúng tuyển (các em nhận được giấy báo trúng tuyển), điểm thi thấp hơn điểm sàn (nhận được 1 phiếu báo điểm), không trúng tuyển NV1 nhưng trên mức điểm sàn (nhận được 3 giấy chứng nhận thi để xét tuyển).
 
Thời gian xét tuyển NV bổ sung từ 25-8 đến 30-10, thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất 20 ngày.
 
img
TS Nguyễn Đức Nghĩa (giữa) đang tư vấn cho các học sinh
 
TS Nghĩa chia sẻ: Các thí sinh có điểm thi dưới điểm sàn chưa phải là bế tắc. Vẫn có nhiều cơ hội vào các trường nghề, các chương trình liên kết với nước ngoài tại nhiều trường đang chờ các em.
 
Tiếp đó, TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm, tư vấn về hướng nghiệp, tuyển sinh, chọn ngành nghề.

TS Lý đã làm nóng hội trường với câu hỏi về khát vọng của các thí sinh hiện nay cũng như thứ tự chọn ngành, nghề, trường. Nhiều thí sinh Đồng Nai trả lời rất khác nhau về cách ưu tiên lựa chọn. 
 
img

Theo TS Lý, để đánh giá năng lực và sự thành công cần có kiến thức, kỹ năng, thái độ... Bản thân mỗi học sinh cần xác định mình là ai, có ưu điểm và kỹ năng gì để có phương án lựa chọn đúng đắn. Theo nghiên cứu, 60% sinh viên khi ra trường phải tiếp tục đào tạo lại, đào tạo bổ sung... nên rất lãng phí. Do đó, trước hết, các em cần chọn nghề, tiếp đó đến ngành học rồi cuối cùng mới chọn trường phù hợp với năng lực. Nếu chọn đúng, cộng với kiến thức, kỹ năng, thái độ và sự đam mê, chắc chắn các em sẽ thành công.
 
Trả lời băn khoăn về việc trúng tuyển ĐH vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự, TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết quy định này khá bình thường đối với nhiều nước trên thế giới. Nếu trúng tuyển ĐH, đã làm thủ tục nhập học thì các em được tạm hoãn.
 
img
Học sinh Trường THPT Nam Hà trực tiếp đặt câu hỏi với ban tư vấn
 
*Ngô Mạnh Bảo Thành (Trường Nam Hà): Em muốn thi vào trường hải quan thì có phải xét lý lịch không?
 
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Đối với các trường ĐH dân sự, không có xét lý lịch 3 đời của học sinh. Đối với cá nhân tôi, tôi có một người cháu là con của lính chế độ cũ, cháu vẫn được học Học viện Quân y. Chiến tranh đã kết thúc nhiều năm nên lý lịch chắc cũng không còn quá quan trọng. Nếu có thì các trường sẽ công khai điều kiện thi tuyển. Các em cần thường xuyên theo dõi thông tin trên website trường các em quan tâm
 
* Học sinh tên Toàn (Lớp 12 C3 Trường THPT Nam Hà): Có thông tin sau khi có giấy báo trúng tuyển những vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. Nếu vậy, các trường sẽ không đủ chỉ tiêu thì lúc đó có hạ điểm sàn để đủ chỉ tiêu không?
 
Câu hỏi này nhận được một tràng pháo tay của các học sinh. ThS Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, chia sẻ nếu các em biết điểm thi, điểm trúng tuyển mà chưa đến đợt gọi nhập ngũ thì cần đăng ký nhập học nhanh chóng. Các em cần chọn NV1 cho chính xác, nếu thi không đạt, xét tuyển NV2 thì thời gian xét tuyển quân sự đến thì các em vẫn lên đường nhập ngũ nếu chưa kịp làm thủ tục nhập học. Năm nay, các trường xét tuyển thành nhiều đợt, đợt xét tuyển sau không bao giờ thấp hơn điểm sàn nên các em cần chú ý.
 
Bổ sung thêm thông tin, ông Lưu Nhi Dũ, Thư ký Tòa soạn Báo Người Lao Động, cho biết tỉ lệ thí sinh thi ĐH trúng tuyển nghĩa vụ quân sự rất thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
 
img
 
* Một học sinh hỏi: Các ngành học về tiếng Nhật tại Trường ĐH Lạc Hồng ra trường làm nghề gì?
 
- ThS Lâm Thành Hiển: Trường ĐH Lạc Hồng là trường đa ngành nghề. Năm nay, trường mở thêm ngành dược sĩ đại học. Ngành học về tiếng Nhật thuộc chuyên ngành Đông Phương học. Các em sẽ được cung cấp kiến thức tổng hợp về ngôn ngữ, văn hóa... của Nhật Bản, rồi bổ sung thêm nghiệp vụ thư ký, văn phòng. Khi tốt nghiệp, các em có thể làm nghề phiên dịch, công tác hành chính, văn phòng trong các công ty hoặc du học tiếp tại các nước này. Hiện trường có 10 giáo viên nhận học bổng đang du học ngành này tại Nhật Bản. Đây là ngành có mức thu nhập cao.
 
* Ngành dược sĩ năm nay chỉ tiêu bao nhiêu? Có xét tuyển không?
 
- Chỉ tiêu ngành này là 200. Chúng tôi đã làm việc với Trường ĐH Y Dược TPHCM để bổ sung nguồn giảng viên cho trường. Trường đã đầu tư cơ sở dành riêng cho Khoa Dược với đầy đủ phòng thí nghiệm, ký hợp đồng liên kết với các công ty dược cho các em thực tập. Ngành này thi tuyển, học trong 5 năm. Trường dành 20% chỉ tiêu để xét tuyển.
 
img
ThS Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, tư vấn về các ngành được học sinh quan tâm
 
* Học sinh Anh Thy: Em thích ngành quản trị kinh doanh và quản trị du lịch nhưng bố mẹ em lại muốn em thi ngành ngôn ngữ Anh trong khi tiếng Anh em không giỏi. Em nên theo ba mẹ hay giữ lấy đam mê của mình?
 
- PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn: Khi đăng ký thi, thí sinh chịu áp lực trước hết từ bố mẹ. Từ 2 triệu thí sinh đi thi, có 4 triệu bố mẹ, chưa kể ông bà dõi theo. Thứ hai là từ bạn bè, các phương tiện truyền thông. Thứ ba là chính thí sinh. Đôi khi ước mơ của thí sinh khác với nguyện vọng của bố mẹ. Tuy nhiên, thí sinh có rất nhiều cơ hội đăng ký với nhiều ngành nghề khác nhau trong cả 3 đợt thi. Các em cần lưu ý, lời khuyên của bố mẹ rất quan trọng còn ước mơ của các em đôi khi chỉ là sở thích nhất thời. Theo tôi, thí sinh cứ mạnh dạn trình bày về ước mơ với phụ huynh để cùng bàn bạc, chọn ra phương án tốt nhất.
 
* Học sinh Minh Anh: Thầy giải thích giúp em ngành quản trị kinh doanh tổng hợp khác gì quản trị kinh doanh thương mai. Tại ĐH Nông lâm, ngành quản lý đất đai có phải kiếm được nhiều tiền không?
 
- TS Trần Đình Lý: Nhiều tiền thì chưa biết thế nào những ngành quản lý đất đai có nhiều đất. Ngành này có 4 chuyên ngành theo 2 khối A, B; điểm chuẩn trên điểm sàn 2-3 điểm. Còn quản trị kinh doanh là tên ngành nhưng có nhiều chuyên ngành, các em sẽ học 70% kiến thức chung, cần chú ý ngành này có rất nhiều khối thi.
 
* Một học sinh hỏi: Em muốn thi vào Trường ĐH Quốc tế nhưng lo lắng về học phí và khả năng ngoại ngữ?
 
 - PGS-TS Hoàng Tùng: Tại Trường ĐH Quốc tế, sinh viên phải học bằng tiếng Anh trong suốt thời gian đào tạo. Trường sẽ hỗ trợ sinh viên chưa đạt trình độ tiếng Anh bằng cách liên kết với Hội Việt Mỹ. Học phí 39 triệu/năm. Trường có quỹ học bổng lớn, nếu thi vào ngành quản trị kinh doanh đạt 24 điểm trở lên, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế... sẽ được miễn học phí.
 
img
 
* Hồng Ngọc: Ngành công nghệ sinh học sẽ học gì? Học phí ra sao? Cơ hội làm việc như thế nào?
 
- PGS-TS Hoàng Tùng: Đây là ngành học mới. Khoa Công nghệ sinh học lớn thứ 2 trong trường, sau Khoa Quản trị kinh doanh. Sinh viên học 4 năm bằng tiếng Anh. 50% sinh viên tốt nghiệp ra nước ngoài học tiến sĩ. Số lượng học bổng của các nước dành cho ngành này nhiều. Số sinh viên còn lại cũng làm việc cho các công ty nước ngoài tại TPHCM.
 
* Bùi Thị Trung Hiếu: Em định thi khối B, có cơ hội vào ngành nào của Trường ĐH Lạc Hồng?
 
- Ngành dược này dự đoán điểm sẽ cao. Căn cứ vào chỉ tiêu, trường sẽ lấy điểm từ trên xuống. Nếu không trúng tuyển, các em có thể học công nghệ hóa, công nghệ sinh học rồi sau đó học liên thông lên ngành dược sẽ thuận lợi học.
 
 * Ngành công nghệ thực phẩm và ngành đảm bảo chất lượng thực phẩm giống và khác thế nào?
 
- PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn: Một ngành kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm và một ngành công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, 2 năm đầu học chương trình giống nhau.
 
* Điểm thi có xác định chất lượng đào tạo của trường?
 
TS Nghĩa: Điểm chuẩn chưa đo lường được hết chất lượng của các trường. Thậm chí trong nhiều trường, điểm chuẩn các ngành cũng khác nhau. Ngoài ra, nhiều khối thi điểm chuẩn nhân hệ số một số môn. Điểm chuẩn chỉ để tham khảo.
 
* Em học ngành dược hệ CĐ có được mở tiệm thuốc tây?
 
- ThS Hiển: Ngành dược muốn mở tiệm thuốc tây phải có bằng ĐH.
 
* Ngành CNTT có phải ngành "hot"? CNTT của Việt Nam có lạc hậu so với thế giới không?
 
- TS Nghĩa: Tôi chưa biết có "hot" hay không nhưng đó là 1 trong 4 ngành trọng điểm nước ta ưu tiên đầu tư.
 
* Ngành nào đang thiếu và thừa nhân lực?
 
- TS Nghĩa: Giữa tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ phát hành cuốn Những điều cần biết... Trong thời gian chờ đợi, các em có thể tham khảo trên báo chí và một số cuốn cẩm nang tuyển sinh do các báo thực hiện. Tuy nhiên, rất khó để phán đoán về xu hướng nhân lực vào thời điểm các em thi và khi các em ra trường. Các em yên tâm vì tốt nghiệp ĐH, các em có thể làm được rất nhiều nghề chứ không chỉ ngành các em được đào tạo.
 
- TS Lý: Hiện có nhiều ngành thiếu người dư việc như chế biến lâm sản, thủy sản. Chẳng hạn kỹ sư chế biến lâm sản của Trường ĐH Nông Lâm mới ra trường lương đến 9 triệu đồng. Có nhiều công ty đặt hàng trường nhưng trường chưa đáp ứng được.
 
Tại buổi tư vấn, 5 học sinh đặt câu hỏi hay nhất đã nhận được phần quà  của trang ôn thi trực tuyến onthi.net.vn
 
Do thời gian có hạn, chương trình Vì khát vọng Việt - Đưa trường học đến thí sinh năm 2013 tạm kết thúc buổi tư vấn tại tỉnh Đồng Nai. Chương trình sẽ tiếp tục được tổ chức tại Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đắk Lắk. Ngoài việc tham gia tư vấn trực tiếp tại buổi hôm nay, phụ huynh, học sinh quan tâm có thể tiếp tục đặt câu hỏi gửi về Ban Tư vấn tuyển sinh Báo Người Lao Động tại địa chỉ 123 Võ Văn Tần, quận 3 - THPCM.
 
Thành viên Ban tư vấn:
 
- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM
 
- PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM
 
- ThS Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng.
 
- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TPHCM
 
- Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM
 
- Ông Trương Bình Minh, Trưởng Phòng Công tác chính trị học sinh – sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
 
- PGS-TS Hoàng Tùng, Trưởng Khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Quốc tế TPHCM

 
img
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo