xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh vô cảm và sợ trách nhiệm

A.Q

Văn phòng UBND TP HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi, theo đó yêu cầu UBND quận 1 chỉ đạo xử lý nghiêm vụ cản trở thu phí đậu ôtô, cố ý gây thương tích người thi hành nhiệm vụ, xảy ra từ hơn 1 tháng trước.

Cụ thể, vào khoảng 11 giờ trưa 2-9, bà Đặng Lâm Ngọc Tuyết, nhân viên Công ty Dịch vụ Công ích TNXP, hướng dẫn khách đậu xe và đặt ứng dụng My Parking tại địa chỉ 31-49 Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1. Bất ngờ, ông N.H.T chạy xe máy lao thẳng tới bà Tuyết hỏi "tại sao lại cho khách vào đậu xe tại ô thu phí địa chỉ số 11 Thủ Khoa Huân?", bà Tuyết đáp "khách đã đặt ứng dụng My Parking để đậu ôtô, nên tôi hướng dẫn khách đưa xe vào". Bà Tuyết vừa dứt lời thì bị ông T. dùng tay đánh thẳng vào mặt. Kết quả chẩn đoán của bệnh viện cho biết bà Tuyết bị gãy xương chính ở mũi, bầm tím nhiều quanh mắt, bầm môi và chấn thương mặt, khuôn mặt bị biến dạng...

Sau đó, Công an quận 1 đã mời các bên đến viết tường trình và yêu cầu hòa giải. Đại diện Công ty Dịch vụ Công ích TNXP cho hay trước đó ông T. thường chiếm dụng vị trí đậu xe trên đường Thủ Khoa Huân để buôn bán.

Vụ việc đã khá rõ, cơ quan chức năng quận 1 hoàn toàn đủ cơ sở và thẩm quyền để xử lý hành vi của ông N.H.T, trước hết nhằm nghiêm trị người vi phạm pháp luật, qua đó răn đe và chấn chỉnh tình trạng chống đối, hành hung người thực thi nhiệm vụ thu phí đậu ôtô tạm thời trên lòng đường tại những tuyến phố có thu phí ở TP HCM. Thế nhưng, chẳng rõ vì lý do gì mà tính chất vụ việc nghiêm trọng như thế, hậu quả nạn nhân phải chịu đến mức như thế lại chỉ tổ chức "hòa giải" và kéo dài đến hơn một tháng chưa xử lý dứt điểm, đến nỗi người đứng đầu chính quyền TP HCM phải lên tiếng chỉ đạo?!

Vụ việc này một lần nữa phơi bày hiện trạng đáng lo đang diễn ra trên thực tế, đó là đùn đẩy trách nhiệm, trên bảo dưới không nghe. Quan sát hoạt động các cơ quan công quyền thì thấy rất nhiều trường hợp các địa phương cấp dưới đẩy việc lên lãnh đạo tỉnh/thành để "chờ chỉ đạo"; và nhiều tỉnh/thành cũng đẩy việc lên bộ, ngành, Chính phủ để "xin ý kiến", trong khi thẩm quyền giải quyết hoàn toàn trong tay mình. Đầu tư công được phân bổ vốn rồi mà không làm, làm ì ạch, thậm chí xin trả lại, cho dù Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, liên tục. Là vì sao? Vì chẳng có người đứng đầu nào bị xử lý trách nhiệm cả! Lại nhớ tới chuyện lô hàng cứu trợ 20.000 lon sữa từ Úc gửi về TP HCM năm 2021 cả tháng không lấy ra được do các cơ quan chức năng thuộc một số bộ, ngành "đá qua đá lại", phải nói rằng một bộ phận cán bộ không chỉ sợ trách nhiệm mà còn vô cảm. Ấy thế nhưng cuối năm đều đánh giá thi đua từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên cả!

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 14 khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Trong lúc chờ thể chế hóa Kết luận 14 thành pháp luật để thực thi thì các cấp ủy đảng và chính quyền cần chủ động chỉ đạo và triển khai cụ thể hóa kế hoạch này tại cơ quan, đơn vị mình. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo