xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạnh tranh trong công vụ

PHẠM HỒ

Lâu nay, chúng ta thường nghe nhắc tới khái niệm về nền hành chính phục vụ, song cụ thể hóa khái niệm này và thực hiện là cả một quá trình, cần sự chuyển biến của toàn bộ máy công quyền.

Hãy nhìn cận cảnh công tác này ở TP HCM, đó chính là sự quyết liệt cải cách hành chính ở các cấp quản lý. Kết luận cuộc họp gần đây về cải cách hành chính, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính thành phố, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị công khai danh sách cán bộ, công chức, viên chức xử lý hồ sơ chậm trễ.

Trước đó vài ngày, Chủ tịch UBND TP HCM cũng đã ký Chỉ thị 06 về tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp. 

Nghiêm khắc hơn, lãnh đạo UBND TP HCM còn yêu cầu kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

TP HCM có chỉ số cải cách thủ tục hành chính năm 2022 đạt 99,98%, đứng thứ 2 trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước theo đánh giá của Bộ Nội vụ. Song, người dân còn đòi hỏi cao hơn bởi thực tế, vẫn tồn tại nhiều vướng mắc mà gốc rễ là do một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trì trệ, quan liêu, chưa đổi thay kịp tốc độ phát triển và yêu cầu công vụ cần có của một thành phố lớn nhất nước. 

Trì trệ một chỗ, một khâu có thể liên lụy cả bộ máy và ngáng đường vận hành của các hoạt động liên quan. Điều này là khó chấp nhận khi TP HCM đang hối hả bước vào một thời kỳ mới khi được trao quy chế đặc biệt thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển.

Khác với trước đây - khi lao động trong lĩnh vực công ít có sự cạnh tranh, hiện nay, công việc của cán bộ, công chức, viên chức ngày càng nhiều, song không vị trí nào là không thể thay thế. Tốc độ phát triển kinh tế, nhu cầu của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi bộ máy hành chính phục vụ phải thay đổi, nếu không muốn bị đào thải. Môi trường này đã được lãnh đạo trung ương và từng địa phương tạo cơ chế cạnh tranh sòng phẳng qua việc tổ chức thi tuyển công chức, thi tuyển cả vị trí quản lý, lãnh đạo. 

Áp lực của công tác này càng lớn hơn nữa khi cả nước thực hiện việc tuyển dụng nhân tài vào hầu như tất cả cơ quan nhà nước. Tất nhiên, họ sẽ tạo ra sự thi đua mới trong công việc mà hiệu quả công việc chính là tiêu chí bình xét, kể cả bổ nhiệm, đề bạt.

Đã bước vào nền hành chính phục vụ thì phải lấy mức độ hài lòng, tín nhiệm của người dân và doanh nghiệp làm thước đo. Ngay trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn cũng được tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng kết quả bỏ phiếu đã phần nào phản ánh hiệu quả công việc của từng vị trí đảm nhiệm.

Cả nền hành chính hối hả làm việc, hối hả cải cách thì tất nhiên sẽ không để những người thờ ơ, kém tiến bộ làm trì trệ. Một cỗ máy tiên tiến cũng cần phải kịp thời thay thế những bánh răng cũ mòn, hư hỏng để mang lại hiệu quả công việc cao nhất. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo