xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Điểm đen" quản lý giao thông

HỒ PHI

Nạn nhân thứ 10 của vụ tai nạn giao thông (TNGT) thảm khốc ở Quảng Nam vừa qua đời vào ngày 15-2 và những nạn nhân khác đang chiến đấu với tử thần từng giây từng phút.

Vụ TNGT này một lần nữa báo động những lỗ hổng quản lý về giao thông đường bộ hiện nay. Năm 2022, cả nước xảy ra 11.400 vụ TNGT, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người. Năm 2021 có đến 5.800 người chết vì TNGT, còn năm 2020 là 6.700 người. Những con số khủng khiếp và dường như các biện pháp căn cơ để giảm TNGT vẫn chưa được thực thi đúng nghĩa. Những giải pháp chung chung, nặng về lý thuyết kiểu như tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông… được nhắc đi nhắc lại ở hầu hết các hội nghị về an toàn giao thông nhưng thực tế không phát huy hiệu quả.

Dễ thấy rằng hệ thống giao thông hiện đang thiếu và yếu. Thiếu là so với diện tích giao thông dành cho đầu người của chúng ta rất thấp so với các nước trong khu vực và càng bị bỏ xa so với các nước phát triển. Yếu là vì chất lượng hệ thống giao thông không cao, nhiều tuyến quốc lộ xuống cấp trầm trọng, nhiều tuyến đường địa phương vừa làm đã hỏng và kể cả không ít tuyến cao tốc thu phí cũng kém chất lượng mà có vụ đã phải khởi tố vì bị bán thầu, rút ruột…

Ý thức của một bộ phận người dân không cao trong khi mức xử lý vi phạm chưa thích đáng. Có thể nói, ngoài mức xử phạt về nồng độ cồn rất nghiêm đang được dư luận ủng hộ thì hầu hết những mức phạt khác đều khá nhẹ, thiếu tính răn đe. Ví dụ như lỗi chạy quá tốc độ đối với ôtô chỉ bị phạt 4 - 8 triệu đồng, trong khi đây là nguyên nhân chính của các vụ tai nạn chết người.

Vụ án liên quan các trung tâm đăng kiểm vừa qua cũng cho thấy một thực trạng cực kỳ nguy hiểm khác là rất nhiều phương tiện thiếu an toàn đã được "phù phép" để lưu thông trên đường. Con số được cơ quan điều tra đưa ra là đến 70.000 phương tiện liên quan đến sai phạm của mấy chục trung tâm đăng kiểm ở nhiều tỉnh, thành phố. Những phương tiện này không ai dám chắc sẽ gây ra chuyện gì đối với tính mạng người khác trên đường!

Gần đây, Bộ Giao thông Vận tải lập 3 đoàn kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên toàn quốc. Có ý kiến cho rằng kiểm tra mà thông báo trước thì khác gì đánh động với các cơ sở đào tạo sai phạm (nếu có), trong lúc việc đào tạo cấp bằng lái ôtô đang hái ra tiền. Không ít cơ sở cắt ngắn chương trình đào tạo, bỏ bớt các công đoạn thực hành bắt buộc nhằm giảm chi phí và trục lợi người học. Vụ cắt xén hàng tỉ đồng của học viên ở Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định là một ví dụ mà Báo Người Lao Động đã thông tin trong bài điều tra. Đào tạo kiểu này thì sau khi cầm vô lăng không gây ra tai họa mới là chuyện lạ.

Không quá khó để tìm địa chỉ trách nhiệm của thực trạng trên. Việc cần kíp là phải xử lý nhanh và triệt để nhằm giảm thiểu những vụ tai nạn thương tâm đang diễn ra hằng ngày trên đường. Đây mới chính là những điểm đen về an toàn giao thông cực kỳ nguy hiểm đang uy hiếp tính mạng người dân. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo