xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng né trách nhiệm

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR)

Thị trường xăng dầu trong nước bất ổn thời gian qua cho thấy công tác điều hành của cơ quan quản lý nhà nước đã bộc lộ bất cập, trong đó có vai trò của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Hai bộ này cần nhìn thẳng vào bất cập đó, không nên né trách nhiệm, "đẩy qua đẩy lại" như thời gian vừa qua. Mỗi bộ có nhiệm vụ cụ thể trong công tác điều hành xăng dầu nói chung nhưng mục tiêu cuối cùng là để thị trường vận hành ổn định, bảo đảm nguồn cung.

Theo phản ánh của doanh nghiệp (DN), cách tính giá cơ sở bán lẻ xăng dầu hiện chưa theo kịp biến động của thị trường, trong khi đó, Bộ Tài chính nói đã "tính đúng, tính đủ" các chi phí nhưng những chi phí phát sinh trên thực tế thời gian qua mà DN phải gánh đã được tính toán hay chưa, bảo đảm lợi nhuận cho các DN hay không? Điều tiết thị trường, kiểm soát giá cả mặt hàng quan trọng như xăng dầu là cần thiết nhưng nếu quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong điều hành giá có thể gây thiệt hại cho các DN đang tham gia vào hệ thống kinh doanh xăng dầu, trong đó có DN bán lẻ. Trong điều hành giá, nếu chỉ đưa ra các "phép cộng" đơn thuần, máy móc thì chưa đủ.

Liên Bộ Tài chính - Công Thương điều hành giá xăng dầu cần bảo đảm sự công khai, minh bạch. Bởi trong một hệ sinh thái kinh doanh xăng dầu "khá phức tạp" từ nhà sản xuất, DN đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý, DN bán lẻ, nếu không có sự công khai, minh bạch sẽ dễ xảy ra tình trạng chèn ép, "cá lớn nuốt cá bé" giữa các thành phần tham gia thị trường. Nhà nước điều hành giá nhưng cần kiểm tra, giám sát bên trong hệ thống kinh doanh xăng dầu, không thể buông lỏng, dẫn đến những thua thiệt cho DN nhỏ. Có thể thấy rằng trong điều kiện vận hành bình thường, không có biến động về giá và nguồn cung, những hạn chế ít lộ diện. Nguồn cung trên thị trường rõ ràng có vấn đề, trước đó chúng ta hoài nghi các cửa hàng xăng dầu "găm hàng chờ lên giá" nhưng trên thực tế có phải như vậy hay không khi nhiều cây xăng không đủ hàng để bán, bán cầm chừng ở TP HCM và các tỉnh phía Nam.

Một số địa phương cũng đã có văn bản kiến nghị Liên Bộ Công Thương - Tài chính về khan hiếm nguồn cung xăng dầu, các DN bán lẻ đã phản ánh về tình trạng chiết khấu thấp, càng bán càng lỗ. Trước thực tế này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính cần lắng nghe, không nên khăng khăng bảo vệ cho các chính sách hay quan điểm của mình. Khi thị trường xăng dầu đang "nóng", Liên Bộ cần có đối thoại cụ thể để trước mắt là hóa giải các khó khăn hiện tại, thậm chí tìm "tiếng nói chung" trong công tác điều hành. Cùng với đó, thông qua đối thoại để đưa ra phương án điều hành linh hoạt hơn, bảo đảm hài hòa quyền lợi của các bên tham gia trong thị trường xăng dầu. Đối với nguồn cung xăng dầu, Bộ Công Thương cần minh bạch hơn về tình hình sản xuất trong nước và nguồn xăng dầu nhập khẩu.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính cần "ngồi lại với nhau", khắc phục ngay những bất cập bởi nguồn cung xăng dầu đang rất "nóng". Nếu không quyết liệt, không làm ngay, có thể ảnh hưởng đến các thành tựu về ổn định giá cả, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát mà chúng ta đã đạt được thời gian qua.

Minh Chiến ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo