xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải bài toán năng lượng xanh

HỒ PHI

Cuộc đối thoại giữa Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) và các nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời vào ngày 20-3 với mong muốn giải quyết được khúc mắc về giá điện, hài hòa lợi ích của đôi bên.

Khúc mắc này nếu không giải quyết được nó sẽ âm ỉ như một con sóng, lan rộng và tác động đến hàng loạt chính sách về năng lượng - vốn đang gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.

Chúng ta đang thiếu điện nên phát triển các nguồn năng lượng mới là vấn đề phải làm. Tiếc thay, dù có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhưng với nền công nghiệp nhỏ yếu từ những thập kỷ trước, chúng ta chỉ phát triển mạnh điện than. Chúng ta có nguồn than đá tự nhiên dồi dào nên vô tình càng khuyến khích lĩnh vực điện than phát triển cho dù nguồn phát thải lớn, ô nhiễm nặng, giá thành cao. Giá điện cao sẽ tác động tiêu cực đến nền sản xuất. Giá điện cao cũng tác động xấu đến an ninh năng lượng - một vấn đề rất nhạy cảm với dân sinh.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2021, trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, thủy điện là rẻ nhất chiếm 28,5%, kế đến là năng lượng tái tạo 27%, điện khí 9,3% và cao nhất là điện than, chiếm 32,2%. Cơ cấu này có thể được chấp nhận trong hiện tại vì nhiều lý do nhưng buộc phải thay đổi trong thời gian tới bởi những cam kết về phát thải của Việt Nam với quốc tế, bằng 0 vào năm 2050 và nhất là các chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ đang tập trung vào tăng trưởng xanh. Không thể buộc doanh nghiệp phát triển xanh trong khi hằng ngày họ phải sử dụng năng lượng từ đốt than - nhiên liệu hóa thạch.

Một mặt các cơ quan hữu trách khuyến khích doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch nhưng mặt khác lại lúng túng trong cơ chế để họ đủ điều kiện đầu tư vào nguồn năng lượng này. Ngay trong quy hoạch điện VIII vừa được Bộ Công Thương trình dự thảo lên Chính phủ, dự kiến tới năm 2030, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam đạt 130.371-143.839 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 28,3% - 31,2%, nhiệt điện khí (tính cả LNG) chiếm 21,1% - 22,3%; thủy điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 17,73%-19,5%; nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, điện sinh khối…) chiếm 24,3%-25,7%, nhập khẩu điện chiếm 3 - 4%.

Trong quy hoạch này, nguồn năng lượng tái tạo gần như không có cơ hội phát triển (hiện nay đang là 27%), thủy điện đã bão hòa nên điện than và nhiệt điện khí vẫn chiếm khoảng 50%. Đến nay, chúng ta vẫn đang vận hành 39 nhà máy điện than và trong quy hoạch điện sẽ có thêm 12 dự án đi vào hoạt động. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2021, các nhà máy điện than thải ra môi trường 16 triệu tấn tro xỉ than và tồn kho 48 triệu tấn. Chuyện giảm phát thải đối với ngành điện trở nên nan giải bởi những mâu thuẫn giữa chủ trương và vận hành thực tế.

Ngay tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2023 vừa tổ chức ngày 19-3, các lãnh đạo trong và ngoài nước đều khẳng định chúng ta có tiềm năng và cần phát triển năng lượng tái tạo. Đây đã là chủ trương và là xu thế phát triển chung của các quốc gia tiên tiến nên Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đầu tư điện gió, điện mặt trời phải tìm được tiếng nói chung. Lợi ích của vấn đề này chảy vào nền kinh tế và đối tượng thụ hưởng chính là người dân. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo