xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ nguồn lao động

NGUYỄN MINH

Những tháng cuối năm 2022, tình hình thị trường lao động có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp (DN) do thiếu đơn hàng phải cho công nhân (CN) nghỉ chờ việc, nghỉ luân phiên; DN quá khó khăn, không gượng nổi mới cắt giảm, chấm dứt hợp đồng lao động.

Dù vậy, nhiều DN vẫn cố gắng cầm cự, giữ chân đội ngũ lao động và cố gắng có khoản thưởng Tết cho người lao động (NLĐ). Nhiều DN hy vọng khi tình hình kinh tế thế giới sáng sủa hơn, các đơn hàng có lại dồi dào, DN không phải chạy đôn chạy đáo tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề, nhiều năm gắn bó với DN.

Mong muốn lớn nhất hiện nay của nhiều DN là Nhà nước xem xét lại để duy trì các gói hỗ trợ hoặc có chính sách mới tiếp sức DN vượt qua giai đoạn khó khăn. Những chính sách được đề nghị là linh hoạt nguồn từ các quỹ BHXH để trợ cấp cho NLĐ, cho giãn, hoãn, chậm đóng một số khoản để nhẹ gánh lo, giảm áp lực cho DN.

Thời điểm này cũng là lúc rất cần phát huy năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước, các bộ, ngành; điều tiết, đề xuất chủ trương chính sách để thị trường lao động đi đúng hướng, không để lệch cung cầu lao động hay tạo ra những hệ lụy không tốt từ thị trường lao động, quan hệ lao động. Hỗ trợ DN, tiếp sức DN để giữ việc làm, để CN có được khoản lương, thưởng Tết; những người mất việc, thiếu việc được chăm lo để không bị hụt hẫng, không lâm vào cảnh ngộ quá khó khăn trong những ngày Tết.

Về lâu dài, cần tiếp tục thực thi các chính sách đào tạo nguồn lao động, xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, nhất là ở một số ngành đang dự báo là sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, như tài chính, công nghệ thông tin, logistics… Để phát triển bền vững trên cả bình diện DN và quốc gia, cần chăm lo thật tốt nguồn nhân lực, từ những chính sách đào tạo, duy trì đội ngũ lao động giỏi cùng các chính sách ưu đãi, cần có giải pháp hỗ trợ NLĐ yên tâm làm việc bằng cách tập trung xây dựng nhà ở, nhà lưu trú dành cho NLĐ có thu nhập thấp để mua trả góp; xây dựng nhà trẻ, trường học cho con em NLĐ, triển khai các chương trình bình ổn giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm…

Nền kinh tế nước ta vừa phục hồi sau đại dịch đã lại đứng trước những thách thức mới do tác động kinh tế toàn cầu. Các dự báo cho năm 2023 hầu hết đều nhận định kinh tế toàn cầu sẽ phát triển chậm lại, kéo nền tăng trưởng Việt Nam chậm theo. Tuy vậy, các chuyên gia hàng đầu thế giới vẫn kỳ vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%. Để cộng đồng DN ổn định và phát triển, Nhà nước cần xem xét giảm thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ và vừa nếu chứng minh được việc thực hiện đào tạo, đào tạo bổ sung cho NLĐ tương tự như trường hợp DN sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật...

Nếu được sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách vĩ mô, cộng với nỗ lực tự thân của từng DN và tinh thần lao động với chất lượng cao nhất từ NLĐ, hy vọng bài toán lao động sẽ có lối ra. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là sự chủ động của từng DN, tầm nhìn xa trông rộng để tính toán căn cơ, giữ được nguồn lao động cho DN sau những biến động của thị trường. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo