xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ

TS CẤN VĂN LỰC (*)

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, dự báo năm 2022, GDP Việt Nam tăng 4%-4,5% (nếu không có chương trình hỗ trợ), lạm phát 3,5%-3,8% (từ mức 1,84% năm 2021).

Như vậy, nếu không có chương trình hỗ trợ đặc biệt, không có gói kích thích tài khóa, tiền tệ, Việt Nam sẽ lỡ cơ hội và không đạt mục tiêu phát triển kinh tế 5 năm.

Để phục hồi kinh tế thời gian qua, Việt Nam đã sử dụng linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ với tổng quy mô khoảng 4% GDP (gói tài khóa 2,9% và gói tiền tệ 1,1%). Mức này thấp hơn so với các nước đang phát triển (7,51% GDP), gần tương đương nhóm thu nhập thấp (4,3% GDP).

Trong khi đó, nhìn từ kinh nghiệm các nước khi xây dựng gói phục hồi kinh tế thường dựa vào chính sách tài khóa, tiền tệ và chúng ta đang có dư địa, nhất là tài khóa. Hiện thâm hụt ngân sách và nợ công được kiểm soát tốt hơn giai đoạn trước và trong ngưỡng an toàn. Các cân đối lớn và cơ cấu lại nợ công thời gian qua cũng tạo không gian chính sách để duy trì mở rộng giai đoạn 2022 - 2023.

Về chính sách tiền tệ, dư địa hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng vẫn còn nhưng không nhiều do lãi suất ở mức thấp trong nhiều năm và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Đồng thời, áp lực lạm phát ở mức cao, nhất là năm 2022, trong bối cảnh một số nước bắt đầu thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng lãi suất.

Do đó, gói phục hồi kinh tế cần phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Chính sách phải tác động cả tổng cung, tổng cầu và phối hợp tốt với các chương trình hỗ trợ khác để tạo thành tổng lực. Tổng tất cả chính sách về tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội và các chính sách khác, quy mô danh nghĩa công bố của gói phục hồi kinh tế là gần 844.000 tỉ đồng nhưng thực chi khoảng 445.760 tỉ đồng, tương đương 5,5% GDP năm 2021. Mức này nền kinh tế đủ sức hấp thụ trong thời gian tới.

Về những giải pháp cụ thể, cần quan tâm giảm chi phí; giãn, hoãn nghĩa vụ tài chính; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp (DN); quan tâm hơn nữa cho an sinh xã hội... Đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT, giảm phí BHXH, thuế bảo vệ môi trường; có bảo lãnh vay vốn cho DN nhỏ và vừa, có gói hỗ trợ lãi suất, ứng trước các chi phí như tiền lương, phòng chống dịch cho DN nhỏ và vừa. Ưu tiên phát triển các dự án liên kết vùng, các dự án mang tính trọng điểm.

Trong phục hồi kinh tế, đối với các chính sách an sinh xã hội cần triển khai hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đào tạo nghề. Có chính sách hỗ trợ DN chuyển đổi số, DN khởi nghiệp sáng tạo...

Nguồn lực và huy động nguồn lực để thực hiện chính sách là điều quan trọng. Do đó, cần thực hiện tiết giảm chi phí, đẩy mạnh việc cổ phần hóa, thoái vốn DN nhà nước, phát hành trái phiếu Chính phủ và vay quốc tế (ODA) nếu cần; tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ của nền kinh tế gắn liền với triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách kiểm soát rủi ro. 

(*) Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo