xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khôi phục niềm tin, ổn định kinh tế

TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương

Hàng loạt yếu tố bất lợi ở bên ngoài như suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, chi phí nhập khẩu cao theo đà tăng giá của đồng USD... cùng những vấn đề nội tại khiến mục tiêu duy trì động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.

Trong bối cảnh này, Chính phủ kiên định ứng phó với lạm phát là mục tiêu số 1, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu phải đạt bằng mọi giá. Song song đó, chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục được thắt chặt.

Thị trường tài chính thời gian qua ghi nhận sự nhiễu động khi niềm tin bị lung lay, thanh khoản suy giảm và ở mức thấp. Trong đó, thị trường chứng khoán giảm mạnh và nhanh; nhà đầu tư thua lỗ, tháo chạy; thị trường trái phiếu lộ ra nhiều vấn đề cần xử lý; tín dụng khô cạn. Huy động vốn qua các kênh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, doanh nghiệp (DN) đói vốn dù sẵn sàng chấp nhận chi phí vốn cao.

Thị trường bất động sản chuyển nhanh từ "nóng" sang "lạnh", có dấu hiệu "đóng băng" cục bộ; thanh khoản suy giảm nên vốn đọng lớn; DN mất khả năng thanh toán, đối mặt với nguy cơ phá sản. Hệ thống tổ chức tín dụng vừa hồi phục sau khủng hoảng năm 2009-2012 lại bị rung lắc, thành quả của 10 năm xử lý nợ xấu có nguy cơ bị bào mòn.

Những biến động trên dồn áp lực lên cộng đồng DN vốn chưa hồi phục đầy đủ sau đại dịch COVID-19. Hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh ngày càng khó khăn, thậm chí khó khăn hơn giai đoạn 10 năm trước. Nếu như 10 năm trước, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam liên tục duy trì ở mức 2 con số thì hiện nay, cầu tiêu dùng thế giới giảm mạnh. Giá đầu vào, nhất là nhập khẩu, tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chỉ số CPI...

Các cơ quan quản lý nhà nước cần nhận diện những tồn tại, hạn chế trong cách thức quản lý, điều hành chính sách để tham mưu cho Chính phủ có động thái cải thiện sớm. Trong đó, lưu ý linh hoạt điều chỉnh chính sách liên quan hạn mức tín dụng, tỉ giá, cân bằng mục tiêu kiểm soát lạm phát với tăng trưởng kinh tế...

Cụ thể, Chính phủ cần cân nhắc mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng hợp lý; giữ lạm phát ở 5%-5,5% trong 2 năm 2023-2024, sau đó giảm dần. Có thể xem xét bỏ trần tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng, điều hành cung tín dụng linh hoạt hơn thông qua sử dụng các chỉ tiêu tín dụng để tham chiếu, không ấn định cứng như hiện nay. Đồng thời, cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ đối với DN như trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát. Riêng về tỉ giá, tiếp tục duy trì chính sách quản lý hiện tại bởi đây là biện pháp tốt nhất.

Ngoài những giải pháp hỗ trợ thanh khoản như trên, việc khôi phục niềm tin thị trường, niềm tin của nhà đầu tư còn thể hiện ở cam kết "không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự". Theo đó, cần tách biệt rõ ràng về pháp lý giữa cổ đông, người quản lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự với DN liên quan nhằm bảo đảm DN hoạt động bình thường, lợi ích của các bên không bị ảnh hưởng.

Quan trọng hơn cả là không điều tiết thị trường bằng mệnh lệnh hành chính, thay đổi luật pháp theo lối "giật cục", khó đoán định, khiến DN phải chạy theo chính sách.

Phương Nhung ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo