xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe thực tiễn

A.Q

Không ngoài dự đoán của nhiều người, việc khai báo "di biến động dân cư" tại TP HCM đã phải tạm dừng trên các tuyến đường nội thành trong ngày 15-8, chỉ còn duy trì tại 12 chốt kiểm soát ở những cửa ngõ ra vào thành phố.

Mục đích của việc triển khai phần mềm khai báo "di biến động dân cư" là thiết thực nhưng khi tiến hành thì xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Càng ùn tắc càng dễ lây Covid-19, có thể vi phạm Chỉ thị 16/CT-TTg. Đó là chưa nói phải huy động khá đông nhân sự thuộc nhiều lực lượng cùng kiểm tra, hướng dẫn, điều tiết...

Trước đó, hồi 0 giờ sáng 31-5, thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, Gò Vấp dựng lên 9 hàng rào kiểm soát người và phương tiện ra vào quận. Suốt cả sáng 31-5, người và xe kẹt cứng tại các chốt kiểm soát, trong khi Gò Vấp đang là điểm nóng Covid-19, nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 rất cao. Chỉ đến trưa cùng ngày, quận phải dỡ 9 hàng rào, tìm giải pháp mới.

Đến ngày 8-8, khi dịch Covid-19 diễn biến xấu trên địa bàn thủ đô, TP Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 và ban hành quy định người đi đường phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy đi đường kèm theo lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị (!). Tình trạng giao thông ngay sau đó lộn xộn đến mức nào ai cũng đã biết, 2 ngày sau TP Hà Nội ra thông báo hỏa tốc bỏ quy định về các giấy phụ!

Ba trường hợp kể trên cho thấy các nhà chức trách công đã thiếu nắm bắt sâu sát thực tiễn, chưa điều nghiên kỹ tình hình trước khi ban bố và áp dụng quy định hành chính. Trong mọi hoàn cảnh, giữa lý thuyết và thực tế phải có tiếng nói chung thì quyết sách, giải pháp mới đạt hiệu quả; còn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì càng không nên duy ý chí, mà trước khi ban hành chủ trương hay quy định phải có sự tính toán kỹ, dự lường mọi tình huống, tương ứng mỗi tình huống là một kịch bản ứng phó. Có như vậy thì người thực thi công vụ mới không phải vác chân lên mà chạy cho kịp diễn biến thực tế, mới khỏi bị thực tế "cắt đuôi"...

Nhìn từ bình diện ngược lại, chúng ta thấy có những chủ trương quan trọng sau một thời gian được thực tiễn kiểm chứng đã giúp người làm chính sách có sự điều chỉnh kịp thời. Ví dụ như mô hình "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến". Đây là mô hình hay, từng áp dụng thành công ở Bắc Giang và Bắc Ninh lúc 2 tỉnh này bùng dịch. Nhưng khi TP HCM và các tỉnh lân cận vận dụng thì lại khác, do dịch Covid-19 ở phía Nam diễn biến kéo dài, đặc thù doanh nghiệp (DN) thường quá đông lao động, nên DN không thể triển khai "3 tại chỗ" quá lâu, bởi không bảo đảm nguồn lực.

Từ thực tế của mình, các DN, hội - ngành tổ chức "3 tại chỗ" đã lên tiếng về những bất cập, đề xuất điều chỉnh hoặc thay đổi mô hình. Các bộ, ngành hữu quan và TP HCM đã tiếp thu và liên tục có hồi đáp tích cực. Bộ Y tế giao quyền về "3 tại chỗ" cho các địa phương quyết định, TP HCM lập nhóm công tác hỗ trợ nhanh các DN thực hiện mô hình này, tiến tới sẽ sớm có sự thay đổi hợp lý.

Để quản lý, điều hành xã hội một cách nghiêm minh, hiệu quả và nhân văn, phải luôn bám sát thực tiễn để chắt lọc từ đó những bài học giá trị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo