xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngăn chặn lãng phí

HOÀNG TRUNG

Chất vấn tại nghị trường Quốc hội trong những ngày qua, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo lắng trước tình trạng lãng phí trong đầu tư công, sử dụng tài sản công.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng: "Lãng phí ở đầu tư công, chúng tôi không nghĩ là do định mức mà nằm ở quá trình triển khai như ăn bớt khối lượng, chất lượng hoặc để thời gian thực hiện quá dài, lãng phí không đưa vào sản xuất, sử dụng, thiếu vốn, hay vốn chờ thủ tục". Bộ trưởng cũng khẳng định đa số tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, hiện đã xử lý được khoảng 90% tài sản công, còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí...

Cũng trên nghị trường Quốc hội, theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội ngày 11-10- 2022, từ 2016-2021, đã có hơn 3.000 dự án có thất thoát, lãng phí, bao gồm nhiều dự án đầu tư công sai phạm và phải xử lý hình sự. Tổng số tiền gây thất thoát lãng phí trong 5 năm là 31.800 tỉ đồng cùng với hàng ngàn dự án chậm tiến độ và số lượng dự án này tăng dần qua các năm, trong đó chủ yếu là dự án lớn, trọng điểm quốc gia...

Bên cạnh lãng phí hữu hình, còn có tình trạng đáng lo ngại không kém là lãng phí nguồn nhân lực. Hiện nay, Việt Nam có lực lượng lao động hùng hậu với 51 triệu người nhưng chất lượng chưa cao. Tỉ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 67%; chỉ 27% có văn bằng chứng chỉ. Đặc biệt, khoảng cách năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực vẫn còn khá xa. Nếu không có giải pháp quyết liệt, tình trạng này sẽ gây lãng phí lớn.

Một biểu hiện rõ nhất của lãng phí nguồn nhân lực là tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Theo số liệu công bố của ĐH Quốc tế - ĐHQG Hà Nội năm 2022, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành kiến trúc, xây dựng, kỹ thuật, kỹ sư làm trái ngành là 31,6%, trong khi đó ở các ngành nhân văn, nghệ thuật, xã hội là 63%, các ngành nông lâm, ngư nghiệp là 67%...

Lãng phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hậu quả do lãng phí gây ra là vô cùng lớn. Lãng phí không chỉ làm thất thoát nguồn lực quốc gia, là nguyên nhân làm suy yếu nguồn lực, mà còn kìm hãm sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.

Để chống lãng phí, cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và nhân dân. Đồng thời phải xử lý nghiêm hơn nữa. Chúng ta có tuyên dương, khen thưởng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì cũng phải chú trọng trách nhiệm giải trình, xử lý làm gương để ngăn chặn. Chúng ta đã nghiêm trị tội tham ô, tham nhũng nhưng hầu như chưa xử thật nặng về tội lãng phí, trong khi lãng phí nguy hại không kém tham ô, tham nhũng.

Để thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia là có lỗi với đất nước, nhân dân. Lãng phí nguồn lực cũng đồng nghĩa mất đi cơ hội, thời cơ phát triển. Do đó, phải xác định rõ địa chỉ trách nhiệm và giải pháp xử lý, không xuê xoa trách nhiệm chung chung rồi không cơ quan, cá nhân nào chịu trách nhiệm... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo