xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành y và hai nỗi ưu tư

A.Q

Vài ngày qua trỗi lên hai chuyện liên quan trực tiếp ngành y khiến xã hội đặc biệt quan tâm.

Đó là 7 trường hợp ngộ độc botulinum nhập viện cấp cứu ở TP HCM. May cho 2 bệnh nhi trong số này được chi viện 2 lọ thuốc giải độc botulinum (BAT đặc hiệu) đưa ngược từ Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam vào (2 lọ này còn thừa, từ 5 lọ do Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra Quảng Nam giải độc cho các bệnh nhân ngộ độc botulinum vì ăn cá chép muối ủ chua hồi giữa tháng 3-2023).

Hai lọ thuốc hiếm hoi kia nhờ vậy đã trở thành ân nhân cứu mạng 2 bệnh nhi ngộ độc botulinum đang điều trị thở máy ở Bệnh viện Nhi Đồng 2. Các bệnh nhân còn lại đều nặng trong khi BAT đặc hiệu hết sạch. Trước tình hình đó, Bệnh viện Chợ Rẫy phát văn bản khẩn thiết đề nghị nhập BAT để dự trữ, cứu người; còn Bộ Y tế làm việc với Tổ chức Y tế thế giới nhờ chi viện 6 lọ. Tối 24-5, 6 lọ thuốc hiếm đã về tới TP HCM song rất tiếc 1 bệnh nhân trong số kể trên đã qua đời, những bệnh nhân còn lại cũng đã phải thở máy vì thời gian vàng giải độc (48-72 giờ) đã qua từ lâu, tức là 6 lọ BAT đặc hiệu này đưa vào diện dự phòng.

Nhìn vào hiện trạng thuốc hiếm, không chỉ BAT đặc hiệu mà huyết tương kháng nọc rắn độc cũng thiếu nghiêm trọng, thì thấy rất đáng lo. Sinh mạng con người bao giờ cũng trên tất cả, cho nên mọi sự "cầu viện" thuốc - dù có hiếm và đắt đến mức nào - cũng cho thấy sự chắp vá, rất khó chấp nhận, nhất là khi để cho sự thiếu hụt diễn ra trong một thời gian dài. Những chất kịch độc thì gây chết người rất nhanh, mà các "sát thủ vô hình" thì đâu biết đợi hướng dẫn mua sắm hay chờ sửa nghị định đấu thầu!

Tại sao đến bây giờ vẫn chưa có kế hoạch nào về việc lập các kho dự trữ thuốc hiếm, mặc dù một số bệnh viện tuyến cuối đã đề xuất? Câu trả lời dành cho Bộ Y tế.

Một chuyện khác, đã có ít nhất 4 trường đại học (công lẫn tư) công bố các tổ hợp môn xét tuyển ngành y, trong đó chọn văn là một trong ba môn. Đáng nói, có trường bỏ hẳn môn sinh học. Giải thích chung được đưa ra là: người học giỏi văn thì nhân ái, thương người, giao tiếp tốt, dễ thấu cảm, diễn đạt mạch lạc…, phù hợp với nghề y (!).

Trong ngành y - dược đúng là có những phân ngành khá phù hợp với môn văn, chẳng hạn bác sĩ tâm lý. Tuy nhiên, nếu lý giải như trên thì thấy môn văn cần thiết cho hầu hết các ngành chứ chẳng riêng gì y, dược; thậm chí suy rộng ra còn có một số môn khác cũng cần cho ngành y vậy... Còn với bác sĩ - nghề đặc thù này phải dựa trên kiến thức nền tảng tốt từ các môn khoa học cơ bản, đã trở thành truyền thống lâu đời trong tuyển sinh y khoa xưa nay là toán - hóa - sinh. Nếu các trường đào tạo y khoa thấy ngữ văn là cần thiết thì hãy đưa vào giảng dạy bổ sung cho sinh viên, có khó đâu?!

Chọn môn văn xét tuyển ngành y, rồi sẽ đến môn nào nữa phá vỡ "cấu trúc" toán - hóa - sinh? Tình hình này khiến chúng ta hình dung tới viễn cảnh đáng lo vì tiềm ẩn mối nguy: Sự nở rộ của đào tạo bác sĩ. Bộ Y tế cần có quan điểm chính thức về vấn đề này. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo