xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghịch lý thừa mà thiếu

Hồ Phi

Vừa tăng giá bán điện chưa lâu, nay Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) gấp gáp có văn bản đề nghị các địa phương, các ngành thực hiện tiết kiệm điện.

Nguyên nhân là do nguy cơ thiếu điện đang rất hiện hữu, trong khi mùa hè chỉ mới bắt đầu.

Mùa khô năm nào cũng có nguy cơ thiếu điện và EVN kêu gọi tiết kiệm điện. Năm 2022 có đỡ hơn, bởi thời tiết thuận lợi, thủy điện vốn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất (khoảng 37%) đủ nước vận hành. Năm 2020, 2021… vẫn lo thiếu. Qua mấy mươi năm phát triển năng lượng, huy động cả điện than, thủy điện, điện mặt trời, điện gió… thì nguy cơ thiếu điện vẫn thường trực.

Nguồn năng lượng sống còn của cả nền kinh tế hiện nay là điện. Thiếu điện thì nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí nhiều ngành sản xuất phải đình trệ. Về mặt xã hội, chất lượng sống của người dân cũng liên quan chặt chẽ với năng lượng điện - cuộc sống càng phát triển, sự phụ thuộc càng lớn và số đông người dân đánh mất thói quen thích nghi khi không có nguồn năng lượng này. Sự phụ thuộc này là không thể thay đổi khi những ngành công nghệ năng lượng khác chưa kịp phát triển. Ngay cả những nước tiên tiến thì nhịp đập của nền kinh tế vẫn phải được dẫn truyền từ nguồn sinh lực là điện. Vì vậy ở bất cứ quốc gia nào, an ninh năng lượng cũng luôn được ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với dân số ngày càng tăng, chất lượng sống ngày càng cao, nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì yêu cầu về an ninh năng lượng càng phải được xem trọng. Chúng ta có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng mà rất nhiều quốc gia khác phải mơ ước. Đó là, trữ lượng than đá rất lớn và sản lượng sản xuất hằng năm còn thừa để xuất khẩu; hệ thống sông ngòi chằng chịt, độ dốc lớn thuận lợi phát triển thủy điện; bờ biển dài, số ngày nắng trong năm của miền Trung và miền Nam khoảng 300 ngày (phía Bắc ít hơn) rất hiệu quả khi phát triển điện mặt trời, điện gió… Thế nhưng, hằng năm, cả nước vẫn đối mặt với nguy cơ thiếu điện, nhất là trong mùa khô, thì khá vô lý. Vấn đề cần nhìn nhận ở việc quy hoạch, đầu tư và huy động nguồn điện sản xuất của tư nhân như thế nào. Đơn cử như việc thương thảo giá điện với hơn 80 nhà sản xuất điện gió, điện mặt trời… trong mấy tháng qua vẫn chưa có kết quả. Điện sản xuất thì chờ lên mạng truyền tải, trong khi nguy cơ thiếu điện dần hiện rõ.

Câu chuyện tiết kiệm điện nghe mãi thành quen. Hơn ai hết, người sử dụng điện luôn là người tiết kiệm nhất, bởi họ không dại gì hoang phí điện để phải bỏ tiền túi ra trả. Vấn đề của ngành điện là phải tăng công suất và đầu tư hiệu quả. Với khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng (báo cáo năm 2022) thì việc tái đầu tư của ngành này còn rất xa vời. Nếu tăng giá điện nhanh và nhiều để giảm lỗ thì tác động của nó đến nền kinh tế rất khó lường.

Trong Quy hoạch điện VIII vừa được công bố, mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5% - 7,5%/năm giai đoạn 2031 - 2050. Tỉ lệ tăng trưởng này rất cao và phải được đầu tư chu đáo từ bây giờ, với điều kiện phải không còn lỗ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo