xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhức nhối công sản

DUY PHƯƠNG

Thật không khỏi xót xa khi phải chứng kiến hàng loạt công sở bị bỏ hoang trên con đường sầm uất nhất TP Thanh Hóa (Lê Lợi).

Trong lúc "tấc đất tấc vàng" nhưng các cơ quan chức năng tỉnh này vẫn chưa có phương án xử lý ổn thỏa.

Đây là thực trạng chung tại nhiều địa phương, sau khi các cơ quan ban, ngành đua nhau xây trụ sở mới khang trang ở những vị trí đắc địa thì bỏ hoang trụ sở cũ. Những trụ sở này vẫn còn rất tốt nhưng không được sử dụng, và đơn vị chủ quản cũng không muốn trả lại cho nhà nước. Nghiễm nhiên sau khi có trụ sở mới thì trụ sở này được xem là tài sản của cơ quan, ban, ngành.

Những công sở lãng phí như thế này khá phổ biến. Tại Quảng Trị, hàng loạt trụ sở của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sau khi có trụ sở mới cũng bị bỏ hoang. Không có cách giải quyết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị kiến nghị Quốc hội để đòi lại những mảnh đất đó.

Hàng loạt địa phương khác như Bình Dương, Quảng Bình, Ninh Bình... cũng đang vất vả xử lý khối tài sản công này.

Nguy cơ hoang phế và thậm chí là thất thoát tài sản công ở dạng trụ sở cũ như trên là rất lớn. Từ năm 2014, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành nhanh chóng thống kê, xử lý triệt để tài sản công như trên. Nhưng công tác này gặp vô vàn khó khăn, bởi chính các bộ, ngành cũng đang "ôm" rất nhiều trụ sở cũ mà không trả lại cho địa phương sử dụng. Ngay tại Hà Nội, tình hình căng đến nỗi trong nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội cũng quy định hẳn một số điều khoản về cơ chế để Hà Nội có thể xử lý những cơ quan không chịu trả trụ sở cũ.

Nhiều đại biểu Quốc hội nói thẳng, đã có trụ sở mới thì giữ trụ sở cũ làm gì? Vấn đề này không chỉ đơn giản là việc bàn giao trụ sở cũ mà nó thuộc chính sách quản lý và sử dụng công sản. Việc gây lãng phí, thậm chí thất thoát công sản đang diễn ra tại nhiều địa phương và không ít cán bộ đã đi tù vì tham lam công sản.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2019, Nghị định 102/2021 quy định cụ thể về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và trách nhiệm tổ chức thi hành đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Vấn đề là các địa phương, các bộ, ngành thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả thực chất.

Mật ngọt thì chết ruồi. Những khối tài sản công giá trị rất lớn này một khi không còn được sử dụng sẽ luôn là miếng mồi hấp dẫn khơi gợi lòng tham của bất cứ ai. Đã là tài sản công thì phải được quản lý và sinh lợi để phục vụ cho mục đích công. Phải sớm quản lý triệt để và mạnh tay với bất cứ ai manh nha nhòm ngó vào những khối tài sản này để công sản phải thực sự phục vụ vì lợi ích của người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo