xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải rõ địa chỉ trách nhiệm!

GIA KHANG

Chúng ta nghe nhiều đến các báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các địa phương. Thường là những số liệu khá đẹp từ các kết quả đã làm được. Thế nhưng, trong báo cáo của Quốc hội ở phiên họp ngày 31-10 đã nêu ra con số lãng phí đáng phải quan tâm.

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 đã đạt những kết quả rất quan trọng, tích cực. Tuy nhiên, có hàng ngàn dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng: Năm 2020 có 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án. Chỉ tính trong 900 dự án chậm, không đưa đất vào sử dụng, đã chiếm đến hơn 20.000 ha. Những dự án lãng phí nguồn lực đất đai có đều ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương có quy mô phát triển kinh tế - xã hội lớn.

Theo lý giải của một số địa phương thì quá trình kêu gọi đầu tư có nhiều dự án thực hiện rất tốt nhưng cũng có những dự án gặp khó khăn. Chúng ta có thể chấp nhận lý giải này nhưng thực tế chứng minh khi số dự án lãng phí, kém hiệu quả cứ tăng qua từng năm thì sẽ quá sức chịu đựng của nền kinh tế. Nguồn lực đất đai của quốc gia, tài sản của nhà nước có hạn nên không thể chấp nhận được một sự lãng phí và có cả thất thoát ở mức độ lớn như thế.

Qua các dự án bị thanh tra, xử lý hình sự..., các cơ quan chức năng đã chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan chiếm số lượng lớn. Đó là sự thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực của cơ quan chức năng thẩm tra, cấp phép. Nhiều dự án đất đai lớn có cả tham nhũng, cố tình làm sai của cán bộ lãnh đạo muốn trục lợi.

Trong thời điểm tấc đất tấc vàng hiện nay, được giao dự án là có tiền. Rất nhiều doanh nghiệp chạy dự án chỉ nhằm mục đích bán lại và nếu không tìm được "khách hàng" thì nó sẽ nằm trong danh sách lãng phí trên. Nhiều dự án chỉ xin cấp phép để xí phần chờ thời cơ thay đổi mục đích, công năng và sau đó hô biến thành dự án phân lô bán nền, kinh doanh đất đai. Nó được núp bóng dưới các danh nghĩa dự án du lịch, sân golf, sân bay, chăn nuôi, thậm chí là khu công nghiệp… Trót lọt một dự án, những người tham gia đã giàu, còn những dự án khác có ì ạch hay hoang hóa cũng không ảnh hưởng gì. Hãy hình dung chỉ riêng Tập đoàn FLC, trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt về hành vi thao túng chứng khoán đã có đến 29 dự án sân golf với tổng cộng hàng ngàn hecta đất ở những vị trí đáng tiền.

Tài sản lớn nhất của hầu hết các quốc gia là đất đai. Nó là nguồn sống, nguồn sinh lợi của người dân và trong kỷ nguyên kinh tế hiện nay nó là nguồn vốn để hấp dẫn đầu tư. Lãng phí đất đai cho các dự án ì ạch như trên chính là lãng phí nguồn tài sản cực lớn của quốc gia. Nó làm mất đi sự công bằng trong cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp. Mặt khác, chính những dự án này đang kìm hãm đà phát triển chung của xã hội và là gánh nặng của hệ thống tài chính hiện nay.

Nêu thực trạng, có địa chỉ cụ thể và đã đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội. Việc cần kíp lúc này là chỉ rõ trách nhiệm của những người, những cơ quan liên đới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo