xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu đủ, chi đúng

Gia Khang

UBND TP HCM vừa có dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trước khi trình Chính phủ về một số cơ chế chính sách tài chính đặc thù để tạo điều kiện cho TP HCM phát triển.

Trước đó, năm 2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết 54 với nhiều cơ chế đặc thù cho TP HCM. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, thành phố chưa nhận được kết quả như mong đợi do nhiều vướng mắc từ bộ, ngành. Trong dự thảo lần này, TP HCM đề xuất những giải pháp cụ thể cho hàng loạt chính sách tài chính, đặc biệt là việc thu thuế với bất động sản thứ 2, giữ lại nguồn thu ngoài tỉ lệ được quy định…

Cơ chế đặc thù cho một thành phố lớn nhất nước là chính sách cần thiết. TP HCM với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước và là nơi đóng góp đến 27% ngân sách quốc gia nên những chính sách kinh tế tại địa phương này luôn tác động lớn đến các địa phương khác trên toàn quốc. Theo số liệu báo cáo mới nhất, năm 2022, TP HCM thu đến 471.562 tỉ đồng, đạt 121,99% dự toán và tăng 23,6% so cùng kỳ. Về nguyên tắc, nguồn thu lớn, phát triển mạnh thì phải cần được đầu tư tương xứng mà cụ thể là thông qua tỉ lệ ngân sách được trích lại, các chính sách kinh tế - xã hội đặc thù để nguồn đầu tư này "sinh lãi" lớn.

Thực ra, với tốc độ phát triển chung như hiện nay, việc đầu tư cho một địa phương không còn mang tính khu biệt như trước đây. Các địa phương luôn có sự tương hỗ theo đặc thù của từng vùng. Đây cũng là căn nguyên của các chính sách phát triển kinh tế vùng mà Chính phủ đã đặt ra trong những năm qua. Đầu tư cho TP HCM - mà đây là yêu cầu bắt buộc của thực tiễn - thì tác động của chính sách sẽ lan tỏa ra toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng điểm này đóng góp đến 60% ngân sách quốc gia và ngày càng phát huy được ưu điểm về kinh tế mà không có vùng nào khác có thể sánh được.

Vả lại, những chính sách mới áp dụng tại TP HCM luôn có giá trị thử nghiệm để hoàn thiện dần và sẽ được áp dụng hiệu quả ở các địa phương khác. Những bài học kinh nghiệm này là vô cùng quý giá, bởi nó lọc được những điểm yếu và giảm thiểu tác động xấu (nếu có) đến người dân.

Tăng nguồn thu của TP HCM cũng đồng nghĩa tăng nguồn thu của quốc gia và nguồn thu này đang tác động đến hàng loạt địa phương khác. Nhưng tăng nguồn thu chỉ là một vế của câu chuyện quản lý. Vế còn lại chính là kiểm soát nguồn chi và phát huy được hiệu quả từng đồng tiền đóng thuế của người dân. Thực tế, chúng ta đã thấy có không ít địa phương mỗi năm xin cả chục ngàn tỉ đồng từ ngân sách trung ương nhưng quản lý thì lỏng lẻo và nhiều năm cũng không cải thiện được nguồn thu của địa phương. Có nhiều dự án đầu tư từ tiền ngân sách đến cả ngàn tỉ đồng nhưng kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ mất trắng. Xin ngân sách nhưng lại chi rất bạo tay, trụ sở hoành tráng, xe công xênh xang, lễ hội dập dìu… thì sẽ trở thành gánh nặng của quốc gia.

Tác động của những chính sách tài chính tại TP HCM đến các địa phương khác đã rất rõ ràng. Nay với dự thảo Nghị quyết mới, chúng ta kỳ vọng TP HCM sẽ ngày càng phát triển, nâng thêm mức sống của người dân và làm tốt vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo