xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp sức người lao động

HOÀNG HOA

Sau đại dịch COVID-19, cùng với sự hồi phục kinh tế - xã hội, thị trường lao động cũng dần trở lại ổn định, các doanh nghiệp (DN) duy trì được nguồn nhân lực và bổ sung nguồn mới sau những biến động vì phải ngưng sản xuất, người lao động (NLĐ) nghỉ việc, về quê.

Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối cung cầu lao động giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; giữa các loại lao động khác nhau (lao động phổ thông, lao động quản lý, lao động trình độ kỹ thuật cao…) vẫn còn xảy ra. Hiện nay ở TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đang có hàng ngàn lao động (chủ yếu ngành da giày, dệt may) đối diện nguy cơ mất việc khi DN phải cắt giảm nhân công vì thiếu đơn hàng. Trong khi một số DN ngành nghề khác (như sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ khí, phụ kiện ôtô, thiết bị điện…) và cả ngành dệt may, da giày… lại "đỏ mắt" tìm lao động.

Diễn biến tình hình lao động những tháng cuối năm 2022 dự báo sẽ còn phức tạp. Trên thị trường lao động đang có những biến động lệch chiều trong dòng chu chuyển lao động tại các nhà máy, xí nghiệp. Trong khi đó, nguồn cử nhân tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng là nguồn tuyển đông đảo sẽ được kết nối ra sao, chất lượng thế nào; nguồn nhân lực này có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng?

Tại cuộc tọa đàm "Tăng hiệu quả kết nối đào tạo với tuyển dụng" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 9-11, đại diện các trường đại học, các chuyên gia lao động - việc làm đều nhất trí rằng cần có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các trường và DN bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo; các DN tạo điều kiện để NLĐ học việc, rèn luyện thêm các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc...

Thực tế cũng chỉ ra giải pháp cấp bách cho cung cầu lao động hiện nay là nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của các tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm; rà soát, quy hoạch hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo niềm tin cho NLĐ, người sử dụng lao động khi sử dụng các mạng lưới giao dịch việc làm. Kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ có nhu cầu là những việc cần thực thi hiệu quả.

Những nỗ lực này sẽ giúp điều tiết thị trường lao động căn cơ hơn, bảo đảm sử dụng nguồn lực phù hợp, không lãng phí, bất cập. Đồng thời, rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước qua những chính sách an sinh xã hội thiết thực, tương tự các gói hỗ trợ trong 2 năm phòng chống đại dịch COVID-19 để bảo đảm việc làm, ngăn dòng chảy mất việc trong các nhà máy.

Khi không thể trụ lại được và bị mất việc, NLĐ nên được tiếp sức kịp thời để vượt qua những tháng ngày khó khăn vì thiếu sinh kế và sớm tìm được việc làm mới. Các chế độ BHXH lúc này nên phát huy tác dụng, đúng nghĩa là trụ đỡ an sinh cho NLĐ và cả DN. Do đó, có thể xem xét để cải tiến các chính sách BHXH cho phù hợp thực tế và xu thế phát triển.

Việc làm luôn là câu chuyện dài của thị trường lao động, không dừng ở quy mô doanh nghiệp, địa phương mà còn là những quyết sách vĩ mô. Riêng với từng NLĐ, hãy luôn nhận thức rằng phải rèn luyện để có tay nghề giỏi, là bảo đảm cao nhất cho việc làm ổn định và thu nhập tương xứng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo