xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xu hướng tất yếu

TS Nguyễn Hữu Huân (Trường ĐH Kinh tế TP HCM)

Thông tin các ngân hàng (NH) thương mại rục rịch giảm lãi suất và trước đó là việc các NH đồng thuận cam kết kéo lãi suất huy động về dưới 9,5%/năm đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp (DN) và thị trường.

Lãi suất huy động và cho vay đã có những bước tăng nhanh, mạnh chỉ trong vài tháng cuối năm ngoái, duy trì đến nay khiến nhiều DN "trở tay không kịp".

Thực tế cho thấy lãi suất cho vay tăng nhanh trong thời gian ngắn khiến chi phí tài chính của nhiều DN bị đội lên, kế hoạch sản xuất - kinh doanh bị ảnh hưởng. Nhiều DN đang vay lãi suất khoảng 10%/năm, hiện phải trả tới 14%-15%/năm. Đó là chưa kể những DN sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ chịu sức ép nhiều hơn, càng khó khăn trong bối cảnh lạm phát, nhu cầu trên thị trường suy yếu…

Nhìn về phía NH thương mại, thời điểm này, dư địa giảm lãi suất là có nhưng có sự phân hóa đáng kể. Các NH thương mại nhà nước, NH quy mô lớn với thanh khoản dồi dào sẽ có dư địa giảm lãi suất huy động nhiều hơn. Thực tế, vào cuối năm ngoái, khi NH Nhà nước quyết định nới hạn mức (room) tín dụng thêm từ 1,5%-2% thì cũng chủ yếu NH lớn sử dụng phần room được tăng thêm này. Chưa kể, Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22 quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NH vừa ban hành, sẽ có thêm khoảng hơn 150.000 tỉ đồng tiền gửi của các NH thương mại nhà nước tại Kho bạc Nhà nước được tính vào phần dư địa cho vay.

Trong khi đó, NH nhỏ vẫn gặp khó khăn về thanh khoản, đặc biệt là xu hướng dòng tiền gửi tiết kiệm dịch chuyển từ NH nhỏ sang NH lớn sau một vài sự cố trên thị trường. Dù vậy, giảm lãi suất huy động và cho vay sẽ là xu hướng phải làm để hỗ trợ DN và nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi. Bởi hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay đang cao khiến tháng đầu năm 2023 tín dụng tăng trưởng chậm, DN cũng không dám mạnh tay vay vốn vì chi phí lãi vay đội lên.

Lúc này, các NH thương mại nên tính toán, cân đối để có thể giảm lãi suất hỗ trợ DN; ngồi lại với DN để cơ cấu lại khoản nợ, giãn nợ hoặc hỗ trợ cho những DN đang hoạt động tốt. Nếu tính đúng, tính đủ thì biên lãi ròng (NIM) của nhiều NH thương mại trong năm 2022 vẫn tăng khi lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên cao hơn. Giảm lãi suất là yêu cầu bắt buộc để hỗ trợ DN trong giai đoạn phục hồi. Vì với mức lãi suất cho vay 14%-15%/năm như hiện tại, DN sẽ gặp khó khăn, thậm chí rơi vào nợ xấu. Khi đó áp lực sẽ "trả ngược về" NH thương mại vì phải xử lý nợ xấu.

Nhìn rộng hơn, việc giảm lãi suất toàn hệ thống NH đòi hỏi điều kiện thuận lợi của những yếu tố vĩ mô như tỉ giá ổn định, cán cân thanh toán thặng dư sẽ giúp NH Nhà nước mua vào USD và bơm VNĐ ra hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Có điều, cũng cần lưu ý dung hòa giữa yếu tố lãi suất và tỉ giá để hài hòa chính sách tiền tệ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo