xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vắc-xin ý thức

Phạm Dương

Những ngày qua, nhiều người dân TP Hà Nội đã hào hứng chờ đợi, xếp hàng dài để đi tàu điện đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Người thì đi làm, đi công chuyện … nhưng cũng có cả không ít người đi tàu chỉ để được trải nghiệm, chụp hình, quay clip làm kỷ niệm hay up lên trang cá nhân.

Thành ra, lượng người đi tàu điện đường sắt Cát Linh - Hà Đông những ngày qua khá đông. Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội), đã có gần 80.000 lượt hành khách đi trên 250 chuyến tàu trong 2 ngày đầu tiên đưa vào vận hành chính thức là 6 và 7-11.

Cũng dễ hiểu vì sao tàu điện Cát Linh - Hà Đông lại hút khách đến vậy. Đây là tàu metro đầu tiên ở Hà Nội cũng là đầu tiên của cả nước nên người dân không tránh khỏi hiếu kỳ, lạ lẫm muốn bản thân trải nghiệm xem thế nào. Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội này đi vào vận hành sau thời gian xây dựng khá lâu, tới 10 năm với nhiều lần lỡ hẹn. Sự trải nghiệm lần đầu đi thử metro thêm cuốn hút khi được miễn phí trong 15 ngày đầu tiên sau khi đi vào vận hành, khai thác thương mại từ 6-11.

Song có điều là do lượng hành khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông những ngày đầu tiên khá đông nên dẫn tới cảnh phải chờ đợi, xếp hàng và nhất là người lên tàu có thời điểm đông đúc. Do vậy, có những nơi, những lúc không bảo đảm các nguyên tắc, quy định phòng chống dịch Covid-19, nhất là nguyên tắc "5K". Điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cảnh tượng nhiều người đi tàu Cát Linh - Hà Đông, trong đó có những người đi chỉ để trải nghiệm chứ không phải có nhu cầu đi lại thực sự, làm gợi nhớ lại hình ảnh người dân đổ ra đường đi chơi tối Trung thu vừa qua (ngày 21-9-2021). Sự tập trung đông người trên nhiều tuyến phố tối hôm đó đã khiến giới chuyên môn phải lên tiếng cảnh báo rằng dù dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát ở Hà Nội nên dừng thực hiện giãn cách xã hội, song vẫn không thể chủ quan, lơ là. Với nguy cơ và nguy hiểm của chủng Delta rất dễ lây lan, dịch bệnh có thể gia tăng, tái bùng phát bất cứ lúc nào.

Hà Nội cũng như cả nước, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, hiện đã chuyển đối tư duy và cách thức chống dịch từ "Zero Covid" (Không Covid) sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để phát triển kinh tế - xã hội. Sự chuyển đổi này dựa trên cơ sở đã cơ bản kiểm soát đợt dịch thứ 4, trong khi tỉ lệ tiêm phủ vắc-xin phòng Covid-19 trên cả nước đang ngày càng tăng cao. Hà Nội hiện đã tiêm phủ mũi 1 cho trên 95% số dân trên địa bàn, tiêm phủ mũi 2 cho trên 50% số dân.

Tuy nhiên, ngay cả khi đạt được tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 ở mức được cho là miễn dịch cộng đồng (trên 70% số dân được tiêm đủ 2 mũi) thì vẫn không thể chủ quan, lơ là mà vẫn rất cần phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định về phòng chống dịch. Bởi người tiêm đủ liều vắc-xin vẫn có thể nhiễm bệnh và làm lây lan dịch bệnh dù mức độ có thể nhẹ hơn, ít hơn.

Bởi vậy, để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vẫn cần thứ vắc-xin rất quan trọng: vắc-xin ý thức.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo