icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành hung nhân viên y tế: Khi nào chấm dứt?

N.Dung

(NLĐO) - Liên tiếp xảy ra các vụ nhân viên y tế bị hành hung khi đang cấp cứu, điều trị. Bộ Y tế yêu cầu siết an ninh bệnh viện.

Những ngày gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ việc nhân viên y tế bị hành hung khi đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện, khiến dư luận lo ngại về môi trường làm việc của ngành y.

Gần nhất là vụ việc nam điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung chấn thương đầu mặt, trong lúc đang có mặt ở Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc hỗ trợ bệnh nhân.

Hành hung nhân viên y tế: Khi nào chấm dứt?- Ảnh 1.

Ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế)

Trao đổi về sự việc này, tiến sĩ - bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), nhấn mạnh hành vi bạo lực với cán bộ y tế trong khi họ đang thực hiện nhiệm vụ cứu người là hoàn toàn không thể chấp nhận được, bất kể nguyên nhân đến từ đâu. "Khi bác sĩ đang làm nhiệm vụ chuyên môn, thì điều tối thiểu là họ phải được đảm bảo an toàn"- ông nói.

Ngay sau các sự việc, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh trong toàn ngành, yêu cầu các Sở Y tế làm việc ngay với cơ quan công an để đảm bảo an ninh, bảo vệ nhân viên y tế trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu người. Riêng vụ việc tại Phú Thọ, dù hành vi chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan điều tra đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với người hành hung.

Ông Đức cho biết bạo hành y tế không phải hiện tượng mới. Lĩnh vực khám chữa bệnh vốn nhiều áp lực, với khoảng 200 triệu lượt khám mỗi năm, tương đương vài triệu lượt mỗi ngày. Trong khi đó, lực lượng nhân viên y tế còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu người dân.

Ông Hà Anh Đức cho rằng cần giải pháp để giảm áp lực cho người bệnh lẫn nhân viên y tế

"Số lượng bệnh nhân quá lớn, với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về dịch vụ y tế cũng tạo áp lực nặng nề lên nhân viên y tế. Đây cũng là tình huống có thể khiến người bệnh, người nhà chưa hài lòng như cách họ mong muốn"- ông Đức chia sẻ.

Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết đã ban hành nhiều quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, hướng đến mô hình y tế lấy người bệnh làm trung tâm. Từ năm 2014, Bộ cũng ký quy chế phối hợp với Bộ Công an để đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện. Ngoài ra, các giám đốc bệnh viện được yêu cầu tăng cường hành lang bảo vệ tại các khoa, phòng dễ phát sinh mâu thuẫn như cấp cứu, hồi sức tích cực.

Bên cạnh yếu tố con người, ông Đức cho rằng khía cạnh tài chính cũng có thể góp phần gây căng thẳng. Dù Luật Khám chữa bệnh quy định rõ về viện phí, nhưng trong các trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn, bệnh viện có thể huy động hỗ trợ qua Phòng Công tác xã hội hoặc quỹ hỗ trợ nhân viên y tế trong trường hợp đặc biệt như bệnh nhân không có khả năng chi trả hoặc không may tử vong.

Hành hung nhân viên y tế: Khi nào chấm dứt?- Ảnh 2.

Y bác sĩ nỗ lực cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ dù trước đó bị người nhà đánh vào bụng

Về lâu dài, ngành y tế hướng đến giải pháp tổng thể nhằm giảm áp lực không đáng có cho cả người bệnh lẫn nhân viên y tế. Một số trọng tâm gồm: Cải tiến quy trình tiếp đón tại bệnh viện, tăng cường kỹ năng xử lý tình huống cho cán bộ, đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp với lực lượng an ninh.

"Yếu tố cốt lõi trong mọi cải cách vẫn là người bệnh. Nhưng để đảm bảo điều đó, người thầy thuốc cũng cần được bảo vệ để yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình"- ông Đức nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo