xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Mỏi tay" bắt cá trên sông Đà

Theo Quốc Định (Dân Việt)

Trung bình mỗi đêm những người dân đánh vó bè bắt được từ 50 kg đến 60 kg cá trên sông Đà

Từ lâu, nghề đánh bắt cá bằng vó bè trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La đã giúp người dân sống ven sông có thu nhập khá. Thời gian đánh bắt thường vào ban đêm, cách đánh đơn giản mà lại hiệu quả, ngày nào trúng lớn cũng thu được hơn tạ cá mỗi đêm

Phát huy tiềm năng đánh bắt

Khi thủy điện Sơn La tích nước đã hình thành lên vùng mặt nước rộng lớn trên lòng hồ sông Đà. Chính quyền cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nên nhiều người dân sống ven sông Đà đã chọn đó làm nghề thu nhập chính.

 
Mỏi tay bắt cá trên sông Đà - Ảnh 1.

Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của ngư dân sông ven sông Đà luôn tấp nập

Nếu như trước đây, người dân chủ yếu đánh bắt bằng chài, lưới thì bây giờ có thêm cách đánh bắt mới bằng vó bè. Cách đánh bắt này chủ yếu vào ban đêm, chỉ cần thắp đèn chiếu sáng phía trên vó để dụ cá, hiệu quả không kém gì đánh bắt bằng lưới, thậm chí có những đêm người dân bắt được cả tạ cá.

Trung bình mỗi đêm những người dân đánh vó bè bắt được từ 50 kg đến 60 kg cá. Nguồn thu nhập này phụ thuộc vào thời tiết và mực nước sông lên xuống. Thương lái đến thu mua tận nơi, giá bán từ 5.000 đồng – 7.000 đồng/kg cá nhỏ; cá lớn thì tùy loại, có loại cả trăm ngàn đồng/kg như: Chép, trắm, anh vũ... Trung bình mỗi ngày người dân đánh vó bè thu từ 300 nghìn đồng - 500 nghìn đồng.

 
Mỏi tay bắt cá trên sông Đà - Ảnh 2.

Sau khi kéo vó lên, người dân dồn cá vào một góc vó cho dễ bắt

Có thâm niên đánh cá bằng vó bè, anh Lò Văn Thanh, bản Nà Hừa, xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Thời gian đánh vó bè bắt đầu từ 16 giờ – 17 giờ chiều cho đến sáng hôm sau. Chỉ cần treo bóng điện chiếu sáng bên trên mặt nước để dụ vào lưới. Theo anh Thanh, cách đánh bắt này hiệu quả không kém gì bằng lưới, chủ yếu là các loại cá nhỏ như cá mương, tép dầu, tép mương, cá rô...

Còn ông Lò Văn Phúc, bản Co Trặm, xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai) nói rằng: Đánh vó bè chủ yếu bắt được các loại cá nhỏ, ít khi bắt được cá to, người nào gặp may mới được. "Vào thời điểm này của năm ngoái, trong một lần kéo vó, tôi thấy một vật to lúc nhúc trong vó, trông giống quái vật nước nên tâm trang lo lo. Khi kéo vó lên thấy một con cá chép khổng lồ, nặng gần 70 kg sa lưới, phải gọi anh em đến hỗ trợ vớt cá lên bờ, rồi đem bán cho thương lái, tính ra đêm đó tôi thu khá nhất trong đời làm nghề sông nước.

Đi dọc theo lòng hồ sông Đà vào lúc trời tối sẽ thấy nhiều ánh đèn lấp lánh từ những chiếc vó bè và các phương tiện đánh bắt cá của ngư dân định cư ven sông Đà. Tuy không phải nghề chính nhưng bắt cá bằng vó bè ở đây đang giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập ổn định.

Bí quyết đánh vó bè

Đánh bắt cá bằng vó bè không phải tạo mồi như đánh bắt bằng rọ tôm hay câu cá, chỉ cần hạ lưới xuống nước sâu chừng 4 - 5 mét và treo bóng điện chiếu sáng bên trên mặt nước trong phạm vi giữa vó để dụ cá. Cứ sau sau một đến hai giờ đồng hồ kéo vó một lần.

 
Mỏi tay bắt cá trên sông Đà - Ảnh 3.

Cá sau khi đánh bắt được các thương lái thu gom, vận chuyển đi chế biến

Do mắt lưới nhỏ nên thu được tất cả các loại cá từ ngón tay đến trọng lượng vài kg/con. Số lượng đánh bắt được tùy theo mùa và mực nước sông lên, xuống. Các loại cá đánh bắt được thường là cá mương, cá thiểu, cá chép, cá trắm, cá rô, tép dầu, tép mương…

Được biết, vó bè có nhiều loại với mắt lưới nhỏ khoảng 0,5cm, diện tích mặt vó từ 50 đến 100 m2. Mỗi chiếc vó bè trị giá từ 10 đến 15 triệu đồng, tùy theo diện tích vó. Thời gian đánh vó bè từ 17 – 18 giờ chiều hôm trước đến 4 - 5 giờ sáng hôm sau.

 
Mỏi tay bắt cá trên sông Đà - Ảnh 4.

Sau mỗi đêm, vó bè lại dduwowcj ngư dân nâng lên để làm vệ sinh cho lưới

Ông Phúc bảo: Nghề kéo vó bè tuy vất vả nhưng những mẻ vó đầy ắp cá, tôm mang lại niềm vui cho chúng tôi. Mấy năm gần đây, Nhà nước đã hướng dẫn chúng tôi không dùng vó bè loại mắt nhỏ để góp phần duy trì và phát triển nguồn cá trên sông. Vì thế lượng cá thu được mỗi ngày có ít đi nhưng ai cũng bằng lòng, bởi sông nước là nguồn sống cho cả đời con, cháu mình nên cần chung tay bảo vệ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo