Hệ thống Luật Thịnh Trí trả lời: Do bạn không cho biết hôn nhân của mình xác lập vào thời gian nào nên chúng tôi sẽ tư vấn theo Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành để bạn tham khảo.
Theo quy định tại điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Vì vậy, căn cứ vào mục đích vay nợ trong thời kỳ hôn nhân để xác định đó có phải nợ chung hay không. Nếu là nợ chung thì sau ly hôn hai bên có trách nhiệm liên đới trả nợ, trừ trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận (thỏa thuận không được gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba) hoặc thỏa thuận với người thứ ba. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận thì trong đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình), một trong hai người có thể yêu cầu tòa án phân chia cụ thể trong quyết định, bản án.
Tóm lại, sau khi ly hôn, nếu hai vợ chồng vẫn có nợ chung thì bắt buộc cả hai người cùng phải thực hiện việc trả nợ. Đối với trường hợp nghĩa vụ tài sản riêng, người nào thực hiện giao dịch thì tự chịu trách nhiệm.
Đối với trường hợp này có nêu rõ vợ chồng bạn có vay 5 tỉ đồng và trong thời kỳ hôn nhân, dù không biết mục đích vay là gì, nhưng giao dịch dân sự do hai người xác lập thì hai người cùng phải liên đới chịu trách nhiệm với khoản vay đó theo quy định của khoản 1 điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, pháp luật về dân sự. Nếu hai bên không thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn thì có quyền khởi kiện ra tòa để giải quyết.
Bình luận (0)