Khoản tiền trên nằm trong khuôn khổ của sáng kiến Cơ sở Hòa bình châu Âu (EPF).
EPF được triển khai vào năm 2021 nhưng bắt đầu nhận được sự chú ý lớn khi Brussels quyết định sử dụng sáng kiến này để viện trợ Kiev chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Hungary, quốc gia phản đối mạnh mẽ chính sách của EU về xung đột Nga-Ukraine, đã chặn viện trợ quân sự cho Kiev trong hơn một năm.
Điều này gây ra nhiều vấn đề, bao gồm việc các nước thành viên không thể nhận hoàn trả cho các khoản viện trợ mà họ đã thực hiện.
"Tôi không thể chấp nhận 6,6 tỉ USD trong tài khoản hiện tại của tôi. Khoản tiền này phải được chuyển cho các nước thành viên" - ông Borrell khẳng định.
Hungary phản đối viện trợ vũ khí cho Ukraine, lập luận rằng nỗ lực này không làm thể làm thay đổi cục diện giao tranh mà chỉ cản trở các cuộc đàm phán hòa bình.
Hungary từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine, dù là trực tiếp hay thông ngân sách chung của EU.
Mặc dù EPF chưa thể viện trợ cho Ukraine vì sự phản đối của Hungary, ông Borrell nói rằng EU đã chuyển cho Ukraine khoảng 1,5 tỉ USD phát sinh từ tiền của Nga.
Số tiền này là lợi nhuận đến từ tài sản Nga bị EU tịch thu để đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Theo ông Borrell, khoản tiền 1,5 tỉ USD kể trên có thể "hỗ trợ ngành công nghiệp (vũ khí) của Ukraine".
Bình luận (0)