Bức ảnh động kỳ thú mà NASA vừa chia sẻ được tạo thành từ nhiều hình ảnh chụp mặt trời liên tục của Solar Dynamics Observatory (SDO), một đài quan sát thiên văn đặt trên tàu vũ trụ tự hành.
Ở trái đất, tất nhiên chúng ta không thể thấy 2 lần nhật thực liên tiếp bởi tốc độ quay của mặt trăng quanh trái đất không cho phép nó kịp chen giữa trái đất và mặt trời lần thứ hai trong ngày.
Hình ảnh động kỳ thú là một thước phim chiếu nhanh cho thấy hai lần "nhật thực" quan sát từ SDO - ảnh: SDO- NASA
Tuy nhiên, tàu vũ trụ SDO cũng là một vật thể quay quanh trái đất nên với một chút may mắn, nó đã bắt được khoảnh khắc 2 lần mặt trăng chen giữa nó và trái đất. Nói đúng hơn, đó là 2 lần SDO vô tình bước vào đường thẳng đi qua mặt trời và mặt trăng, bởi nó quay nhanh hơn mặt trăng rất nhiều.
Mặt trăng có tốc độ quay quanh trái đất là 3.683 km/giờ, trong khi SDO có quỹ đạo hẹp hơn và tốc độ lên đến hơn 11.000 km/giờ.
NASA cho biết hình ảnh này được chụp từ ngày 9-9 và được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi công bố. Lần "nhật thực" đầu tiên là một "nhật thực toàn phần" xảy ra từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30 giờ địa phương, lần thứ 2 mặt trăng chỉ che 34% mặt trời và và bắt đầu lúc 9 giờ, kéo dài 49 phút.
Một lưu ý là SDO đã nắm bắt hình ảnh này trong điều kiện cực tím nên dù bạn có hiện diện trên tàu vũ trụ này, bạn cũng không thể quan sát hình ảnh.
Ảnh: SDO - NASA
SDO được phóng vào năm 2010 với nhiệm vụ nghiên cứu mặt trời và đã thu thập cho NASA vô sống dữ liệu quý giá.
Tuy nhiên, SDO sắp bị thay thế bởi Parker Solar Probe – một chiến binh ưu việt hơn được phóng vào vũ trụ 1 tháng trước. Parker Solar Probe mang theo một nhiệm vụ có thể vĩnh cửu vì nó đủ sức chịu được sức nóng của mặt trời và có thể tồn tại nhiều tỉ năm, thậm chí đến khi cả hệ mặt trời đã tan rã. Trước mắt, nó sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ tức thời là 24 vòng quay quanh mặt trời trong 7 năm. Cập nhật mới nhất được NASA đăng tải 1 tuần trước cho biết nó vẫn đang trên đường đến gần mặt trời và đã cách trái đất 16,27 triệu dặm.
Bình luận (0)