Các thông tin mới nhất được gửi về cho biết bà Katrin Linse (thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh quốc - BAS) và đoàn thám hiểm đã cập bến Nam Cực vào ngày 21-2 vừa qua và sẽ ở lại đây trong 3 tuần.
Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu diện tích 2.200 dặm vuông đáy biển mới được phơi bày sau khi quầng băng giá A-68 nặng 1.000 tỉ tấn thuộc lục địa Larsen C của Nam Cực vỡ ra vào tháng 7 năm ngoái.
Hình ảnh chụp ở Nam Cực khi A-68 vừa vỡ ra - ảnh: BAS
Các nhà khoa học tiết lộ rằng hiện tượng vỡ băng đã phơi bày một thế giới sinh vật kỳ bí chưa từng thấy trên trái đất có niên đại 120.000 năm tuổi. Tờ USA Today thậm chí còn nói chuyến đi của đoàn thám hiểm là "một chuyến viếng thăm thế giới người ngoài hành tinh". Còn theo Fox News, quầng băng giá vỡ đã giấu đi "phần còn lại của thế giới".
Các nhà khoa học vừa đặt chân tới Nam Cực - ảnh: BAS
Theo bà Katrin Linse, sứ mệnh quy mô lớn này được tổ chức khá gấp rút, bởi sau khi được phơi bày với thế giới, ánh sáng mặt trời sẽ bắt đầu giúp các sinh vật mới này biến đổi và thích nghi với môi trường mới, giao thoa với quần thể sinh vật hiện hữu.
Ngoài việc thu thập các mẫu vật, nhóm nghiên cứu cũng có nhiệm vụ tìm hiểu về cuộc sống dưới lớp băng cũng như các thay đổi về hệ sinh thái khi sự cách ly suốt 120.000 năm được giải phóng.
Vào tuần trước, một số tờ báo cũng đưa đến công chúng những hình ảnh về các sinh vật kỳ lạ thuộc về một vùng biển khác lần đầu được khám phá ở vùng Greenpeace, cũng thuộc Nam Cực.
Sinh vật lạ ở Greenpeace được công bố hình ảnh vào tuần trước - ảnh: USA Today
Một sinh vật lạ khác ở Greenpeace - ảnh: USA Today
Có thể nói, Nam Cực vẫn gây hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cho các nhà khoa học bởi những thế giới kỳ lạ nó còn cất giấu.
Bình luận (0)