Các nhà khoa học đã xác định được đây là mây "noctilucent", hình thành khi tinh thể băng bắt đầu bám vào tàn dư khói của các thiên thạch, hình thành những đám mây màu xanh dương thẫm kỳ ảo và rất khó quan sát vì bản thân chúng rất tối. Mây noctilucent từng được thấy vào các mùa hè ở Bắc Cực, vào thời điểm hoàng hôn sâu.
Những đám mây điện xanh kỳ lạ này dường như có liên quan đến mùa đông khắc nghiệt ở các vùng gần cực Bắc - ảnh: NASA
Tuy nhiên, điểm khiến các nhà khoa học chú ý nhất là hiện tượng những đám mây xanh tích điện xuất hiện trên bầu trời Nam Cực dường như có liên quan mật thiết đến sự thay đổi thời tiết.
Cách đây 2 năm, khi Mỹ trải qua một mùa đông rất lạnh giá, các đám mây này cũng xuất hiện ở Nam Cực, nơi đang vào giữa mùa hè. Năm nay, khi nhiều địa phương ở Mỹ, Canada… và các quốc gia gần cực Bắc khác phải trải qua mùa đông với nhiệt độ âm khủng khiếp, những đám mây kỳ lạ lại xuất hiện.
Mây noctilucent xuất hiện cách đây 2 năm tại khu vực gần Bắc Cực
Ông Cora Randall - một thành viên của nhóm khoa học AIM và thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý không gian và vũ trụ, Đại học Colorado (Mỹ) - cho biết mối liên hệ giữa nhiệt độ khu vực gần cực Bắc với những đám mây điện xanh ở cực Nam do chính ông và các đồng nghiệp phát hiện và bắt đầu nghiên cứu từ 2 năm trước. Hiện việc nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục.
Theo ông Cora Randall, việc phân tích được mối liên quan giữa mây điện xanh và mùa đông khắc nghiệt có thể giúp con người cải thiện dự báo mô hình khí hậu và thời tiết, từ đó có phương án ứng phó phù hợp.
Bình luận (0)