Dung nham cực nóng gặp không khí mát sẽ nguội rất nhanh và tạo thành lớp vỏ cứng sẫm màu. Ảnh cắt từ clip
Đoạn video cho thấy người đàn ông đã đi 5 bước trên dòng dung nham nhỏ đang chảy với dòng chú thích: “Người thợ thủ công mỹ thuật trên dung nham”. Trong bước đi cuối cùng, một đóm lửa bật sáng lên dưới gót giày chân phải của người đàn ông.
Giải thích về kỳ công này, chuyên gia về núi lửa tại Đại học Denis ở bang Ohio (Mỹ) Erik Klemetti cho rằng khi dung nham cực nóng (khoảng 1000 độ C) gặp không khí mát (khoảng 25 độ C) sẽ nguội rất nhanh và tạo thành lớp vỏ cứng sẫm màu. Đồng thời, bên trong dung nham đặc sánh chứ không loãng như nước. Hai yếu tố này có thể chịu được một áp lực vừa phải.
Một đóm lửa bật sáng dưới gót giày của người đi trên dung nham. Ảnh cắt từ clip
Nếu lớp vỏ ngoài của dung nham khá rắn chắc và người đàn ông di chuyển nhanh, trọng lượng của người đó không nặng đến nỗi bị sụp chân vào dòng dung nham lỏng.
Tuy nhiên, ông Klemetti cảnh báo rằng lớp vỏ ngoài có thể không đều và mỏng manh một ở đoạn nào đó nên tai nạn có thể dễ dàng xảy ra.
Chuyên gia Klemetti cho biết việc bước đi trên dung nham là có thể làm được nhưng ông không khuyến khích mọi người thử lập kỳ công này.
Bình luận (0)