Nhà phát minh Sergi Santos, người đã chế tạo ra robot tình dục Samatha – cô gái nổi tiếng có thể nói là giống con người nhất trong ngành công nghệ robot tình dục – kỳ vọng sẽ giúp cô ấy trở thành một người vợ trọn vẹn .
Nhà phát minh Sergi Santos và robot tình dục Samatha - ảnh: REUTERS
Qua nhiều cuộc khảo sát trước đó, không ít người cho biết họ mong muốn một mối quan hệ lãng mạn và trải nghiệm tình dục cùng robot. Và cũng không ít người sở hữu robot hay búp bê tình dục thực sự có cảm tình với chúng. Ông Sergi Santos dự đoán rằng tương lai – khi mà con người và robot kết hôn như trong phim viễn tưởng – sẽ không còn xa.
Để hoàn thiện Samatha, ông Sergi Santos và nhà thiết kế robot Martisa Kissamitaki đã bắt đầu nghiên cứu một phần mềm máy tính có thể làm những thuật toán phức tạp để hợp nhất cá tính trong bộ não điện tử của mỗi Samatha với đặc điểm tính cách, suy nghĩ của đối tác người.
Samatha có khuôn mặt rất đẹp và một bộ não điện tử giúp cô trở thành một bạn tình thực thụ - ảnh: REUTERS
Phần mềm này sau đó sẽ thiết kế ra một bộ não nhân tạo cho robot trẻ em và một sơ đồ in 3D cơ thể của trẻ, hoàn toàn mang những đặc tính kết hợp giữa cha là người và mẹ robot.
Nói một cách khác, nếu bạn yêu và muốn lấy robot Samatha, cô ấy sẽ sinh cho bạn một đứa con robot với những đặc tính di truyền của chính bạn.
Nhà phát minh người Tây Ban Nha cho biết sẽ mất khoảng 20 năm để sự cải tiến kỳ diệu này được đưa ra thị trường. Trong khoảng thời gian đó, ông sẽ tiếp tục cải tiến Samatha để cô ngày càng giống một con người thực thụ.
"Trong vài thập kỷ tới, những con robot này sẽ không bị giấu trong tủ quần áo hay dưới gầm giường nữa. Các cô ấy sẽ đi bộ xuống phố và có thể nói "Tôi đồng ý" khi làm phép cưới cùng người đàn ông yêu họ" – ông Sergi phát biểu với tờ The Sun.
Nhà phát minh cũng thừa nhận ông có quan hệ tình ái với một trong những Samatha mình tạo ra và đã lên kế hoạch có con cùng cô ấy.
Khi được hỏi liệu rằng các ý tưởng của ông có quá xa vời, Sergi đã trả lời: "Họ cần nhớ rằng chỉ ít năm trước, điện thoại di động được xem như một mặt hàng không thiết yếu trong xã hội".
Bình luận (0)