Mới đây, tàu vũ trụ trang bị camera hiện đại của NASA tên Juno đã tiếp cận Sao Mộc với khoảng cách 13.345 km, gần nhất từ trước đến nay và ghi lại được những hình ảnh rõ nét nhất về hành tinh lớn nhất hệ mặt trời.
Bề mặt Sao Mộc phủ đầy những đám mây huyền hoặc cuộn, xoáy với tốc độc chóng mặt do 8 siêu bão - ảnh: NASA
Nét đặc sắc nhất của Sao Mộc chính là hình ảnh huyền hoặc của những đám mây đủ sắc màu lượn sóng quanh hành tinh. Sự sắp xếp kỳ ảo của mây này có nguyên nhân chính từ những siêu bão có tốc độ gió lên đến 129.000 mph, tức gần gấp 1.000 lần một cơn bão cấp 17 trên trái đất.
Một trong 8 hạt ngọc trong "chuỗi ngọc trai" siêu bão - ảnh: NASA
Cận cảnh hành tinh lớn nhất hệ mặt trời - ảnh: NASA
Ảnh: NASA
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1986, người ta thường quan sát được từ 6-9 siêu bão cùng tồn tại trên Sao Mộc. Hiện nay con số là 8. Các nhà khoa học gọi 8 siêu bão này là "chuỗi ngọc trai" của Sao Mộc.
Ảnh: NASA
Juno là tàu vũ trụ siêu hiện đại, bắt đầu bay quanh Sao Mộc từ năm 2016, trở thành tàu đầu tiên bay quanh hành tinh này, sau khi hai tàu trước đó bị bầu khí quyển của hành tinh hút lấy và phá hủy.
Tàu vũ trụ Juno - kẻ sống sót duy nhất khi tiếp cận Sao Mộc - ảnh: NASA
Hiện nó chỉ mới đi được một phần chặng đường và sắp tới sẽ phải đối mặt với một cơn bão bức xạ điện từ của Sao Mộc – được cho là môi trường bức xạ khắc nghiệt nhất trong hệ mặt trời.
Cứ mỗi 53 ngày, Juno sẽ có vài giờ tiến sát lại Sao Mộc để ghi hình lại các vùng đã được lựa chọn.
Bình luận (0)