Nhiếp ảnh gia Tommy Eliassen đã “chộp” được hình ảnh kỳ thú về mưa sao băng Orionid
Hiện tượng kỳ thú này được tạo ra từ vô số hạt vật chất lớn của sao chổi Halley khi nó lao vào bầu khí quyển trái đất với tốc độ lên tới 145.000 km/h rồi bốc cháy trong vài giây.
Đỉnh điểm của trận mưa sao băng lần này lên tới 25 sao băng/giờ tạo ra khung cảnh ngoạn mục hiếm có.
NASA chụp được cảnh tượng sao băng trên bầu trời thành phố Huntsville, bang Alaska, Mỹ
Nhiếp ảnh gia Tommy Eliassen ngắm trận mưa sao băng này tại Korgfjellet, Hemnes (Na Uy) cho biết: “Một trận mưa sao băng Orionid kỳ diệu, tôi nằm ngay trên mái nhà ở trang trại và ngắm nhìn nó ở phía Bắc. Một đêm lạnh giá nhưng hoàn hảo để ngắm nhìn và chụp lại cảnh tượng tuyệt vời này”.
Nhiếp ảnh gia Dale Mayotte chụp được ngôi sao trong trận mưa sao băng Orionid tại bang Michigan
Một người yêu hiện tượng thiên văn học khác là anh Dale Mayotte ở bang Michigan (Mỹ) thích thú kể lại: “Tôi đã chụp tới 700 bức hình để có được một ngôi sao băng tuyệt đẹp. Thậy sự là một trận mưa sao băng tuyệt vời và là một món quà sinh nhật không tồi cho bản thân. Ngồi chịu cái lạnh giá trong 2,5 giờ mà được chứng kiến cảnh tượng này cũng bỏ công hi sinh giấc ngủ”.
Vệt sao băng như một sợi chỉ mờ ảo trên bầu trời thành phố Edwards, bang California, Mỹ
Bức hình chụp tại tại thành phố Lake Villa, bang Illinois, Mỹ
Bức ảnh mưa sao băng đẹp lung linh của nhà thiên văn học Kevin Palmer
Bình luận (0)