Công trình vừa công bố trên tạp chí Physics in Medicine and Biology này là một mô hình toán học mang tên "spatiotemporal", phân tích nhiều số liệu liên quan đến khối u và cơ địa bệnh nhân để từ đó định lượng, phân phối lại liều phóng xạ mà bệnh nhân nhận được qua phương pháp xạ trị.
Một bệnh nhân đang được xạ trị - ảnh: DAILY MAIL
Theo các tác giả, hiện nay, các bệnh nhân nhận được một liều phóng xạ mang tính trung bình tương đối, như nhau trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Thế nhưng, mỗi bệnh nhân, mỗi khối u, mỗi giai đoạn đều hàm chứa các thông số khác nhau nên chắc chắn có những sai số nhất định làm tổn thương đồng thời các tế bào lành.
Nói cách khác, thuật toán của Đại học North Carolina State University đem đến một phương pháp ít xâm lấn hơn, điều mà các bác sĩ điều trị ung thư luôn muốn hướng đến. Bởi lẽ, tế bào lành thương tổn nhiều, khả năng chống chọi của bệnh nhân đối với bệnh, cũng như khiến việc hồi phục khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu cho bệnh nhân một liều không đủ mạnh, có thể không đủ để tiêu diệt tế bào ung thư.
Qua các thí nghiệm, mô hình toán học này đã giúp định lượng chính xác hơn phóng xạ cần dùng, giúp giảm liều phóng xạ lên bệnh nhân ung thư gan tới 13%-35% mà không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu lâm sàng khác. Diễn biết bệnh tình của bệnh nhân tốt lên nhiều do các tế bào lành ít bị ảnh hưởng và có cơ hội hồi phục tốt giữa các đợt điều trị.
Giáo sư Dávid Papp, tác giả chính của nghiên cứu cho biết ông vẫn đang tiếp tục cải thiện thuật toán của mình để có thể giúp các bác sĩ hạn chế liều phóng xạ thấp hơn nữa mà vẫn bảo đảm khối u được tiêu diệt triệt để.
Bình luận (0)