xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiện tượng thời tiết kỳ lạ tại Bắc Cực

P.Nghĩa (Theo Independent)

(NLĐO) - Các nhà khoa học đang ghi nhận mức nhiệt độ “siêu nóng” khác thường tại Bắc Cực, có nghĩa là những khối băng ở đó bắt đầu tan chảy, thay vì nước biển bắt đầu đóng băng như thường lệ.

Nhiệt độ nước biển tăng cao bất thường đã làm ngưng quá trình hình thành băng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng toàn cầu ấm dần lên đang gây ra tác động đáng lo ngại hơn so với nhận định ban đầu.

Trong hầu hết mọi năm, mặt trời ở Bắc Cực lặn xuống vào giữa tháng 10. Sau đó, nước biển sẽ dần dần đông lại thành băng. Nhưng năm nay, nhiệt độ tăng cao khiến quá trình này bị ảnh hưởng.

Các nhà khoa học nói với tờ Independent gần đây rằng họ chưa từng thấy mức nhiệt độ cao như bây giờ tại Bắc Cực nhiều năm trở lại đây. Nó cao hơn 20 độ C so với bình thường.

Mặc dù khí hậu lạnh giá ở miền Bắc nước Nga khi tràn xuống vẫn sẽ thúc đẩy quá trình hình thành băng ở Bắc Cực nhưng lớp băng này sẽ mỏng hơn vào năm tới do tác động của nhiệt độ cao bất thường.


Nhiệt độ Bắc Cực đang tăng cao bất thường. Ảnh: U.S. FISH AND WILDLIFE SERVICE

Nhiệt độ Bắc Cực đang tăng cao bất thường. Ảnh: U.S. FISH AND WILDLIFE SERVICE

Nhiệt độ cao bất thường cũng là nguyên nhân gây ra những hiện tượng thời tiết kỳ lạ, trong đó luồng không khí lạnh bị đẩy về phía Nam.

Các nhà khoa học đang quan tâm 2 vấn đề: Thứ nhất, sự phục hồi băng biển thường xảy ra trong khoảng thời gian này đã không còn nữa ở Bắc Cực.

Thứ hai, băng biển ở Nam Cực đang tan chảy nhanh hơn dự kiến. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ngoài biến đổi khí hậu còn có tác động của hiện tượng thời tiết El Nino.

Các nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu trước giờ không đánh giá cao phương pháp sử dụng băng biển như một thước đo khí hậu, một phần vì họ đánh giá thấp những tác động của nó.

Nhà khí tượng học Eric Holthaus cho rằng biến đổi khí hậu thực ra có thể dẫn đến lượng băng biển nhiều hơn trong những năm tới. Lý do: nước ngọt thất thoát từ Nam Cực đóng băng nhanh hơn nước mặn nên sẽ thúc đẩy quá trình hình thành băng, khiến lượng băng biển tăng lên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo