Chuyên gia thiên văn Rafael Defavari đã sử dụng kính thiên văn cực mạnh quay phim trên bầu trời ngay đúng vào lúc hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời đang bị vệ tinh của trái đất che khuất.
Quá trình mặt trăng "nuốt" sao Mộc
Hình ảnh trong đoạn video cho thấy sao Mộc biến mất và xuất hiện lại phía sau bề mặt hầm hố của mặt trăng. Hiện tượng khác thường này chỉ được nhìn thấy ở một vài nơi thuộc Nam bán cầu trong đêm Giáng sinh vừa qua.
Nhà thiên văn học Defavari ghi được hình ảnh sao Mộc (hành tinh to gấp 122 lần trái đất) xuất hiện lại phía sau mặt tối của mặt trăng. Lúc đó, hình ảnh khối khí khổng lồ của mặt trăng, còn gọi là Io,cũng được nhìn thấy như một cái bóng trên bề mặt sao Mộc.
Hình ảnh mặt trăng "ăn" sao Mộc được rất ấn tượng do khoảng cách giữa các vật thể nhìn thấy. Theo trang web Bad Astronomy, lúc đó mặt trăng chỉ cách người quay phim 384.000 km trong khi sao Mộc ở xa khoảng 576.000.000 km.
Một blogger tên Phil Plait thông tin thêm: “Ở đây chúng ta thấy sao Mộc nhỏ nhưng trên thực tế nó lớn hơn mặt trăng đến 40 lần".
Hiện tượng mặt trăng “ăn” hành tinh khác rất hiếm gặp vì quỹ đạo của nó nghiêng so với đường đi của những hành tinh trong hệ mặt trời, khiến mặt trăng ít khi che khuất được chúng.
Bình luận (0)