Các nhà nghiên cứu từ Viện SETI và Viện Sao Hỏa ở Mỹ đã phân tích dữ liệu từ camera HiRISE của MRO và xác định vùng đất gần đường xích đạo của Sao Hỏa chứa muối sunfat sẫm màu, các đường nứt và dải băng tích, cho thấy đó phải là một sông băng hiện đại.
"Những gì chúng tôi tìm thấy không phải là băng, mà là một mỏ muối với hình thái chi tiết của sông băng. Những gì chúng tôi nghĩ đã xảy ra ở đây là muối được hình thành tên đỉnh một sông băng trong khi vẫn giữ nguyên hình dạng của lớp băng bên dưới" - tác giả chính Pascal Lee nói.
Hình ảnh khu vực rất có thể là sông băng hiện đại trên Sao Hỏa - Ảnh: MRO/NASA
Nếu phát hiện này được khẳng định nhờ một tàu đổ bộ, đó sẽ là bước nhảy vọt mới trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh cũng như việc xây dựng căn cứ sao hỏa.
Sự hiện diện của sông băng - hiện tại chứ không phải cổ đại - cho thấy băng nước vẫn có thể tồn tại trên bề mặt của hành tinh, hoàn toàn có thể ẩn chứa các dạng sống cực đoan như chúng ta từng tìm thấy bên dưới băng Nam Cực.
Ngoài ra, băng nước sẽ là nguồn sống, nguồn nhiên liệu tại chỗ cho các nhà khoa học làm nhiệm vụ trên Sao Hỏa trong tương lai.
Các nhà khoa học cũng cho biết khu vực này của Sao Hỏa có lịch sử hoạt động núi lửa. Khi vật liệu núi lửa tiếp xúc với băng sông, các phản ứng hóa học sẽ diễn ra giữa ranh giới hai vùng và tạo thành lớp muối sunfat cứng như những gì tàu MRO đã chụp.
Đây cũng là một nơi khả dĩ cho các sứ mệnh trực tiếp cho cả con người và robot trong tương lai, bởi xích đạo là khu vực ấm áp và dễ sống nhất trên một hành tinh lạnh giá như Sao Hỏa.
Họ vẫn đang cố xác định từ xa xem hiện cấu trúc được cho là sông băng này chứa bay nhiêu băng nước và liệu các đặc điểm chứa trầm tích tương tự có thể có hoặc từng có chất nền giàu băng hay không.
Bình luận (0)