Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng vô tuyến LOFAR và Westerbork (đặt tại Hà Lan), nhóm nghiên cứu đẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Inés Pastor từ Đại học Amsterdam (Hà Lan) đã đưa ra lời giải thích cho tính chất chu kỳ đầy bí ẩn của FRB 20180916B, một tín hiệu dạng "chớp sóng vô tuyến", thứ có thể có sức mạnh lên tới 500 triệu Mặt Trời.
Ảnh đồ họa mô tả nguồn phát sóng vô tuyến kỳ lạ - Ảnh: Joueri van Leeuwen
Theo Science Alert, ban đầu, họ tin FRB 20180916B phát ra từ một hệ sao đôi quay với quỹ đạo gần nhau. Thường môi trường quanh các hệ sao đôi có các cơn gió sao cực mạnh, sẽ chặn những tín hiệu có bước sóng dài, gây ra chớp sóng vô tuyến kỳ lạ với màu xanh lam (bước sóng ngắn). Tuy nhiên trong số các tín hiệu, họ nhận được cả tín hiệu có bước sóng dài màu đỏ (các màu sắc này chỉ hiển thị qua quan sát bằng kính viễn vọng vô tuyến).
Trong nghiên cứu 5 lần phát sóng liên tiếp, họ có 3 ngày nhận được tín hiệu vô tuyến "xanh", 3 ngày nhận được tín hiệu "đỏ". Lẽ ra với sức mạnh của gió sao, tín hiệu vô tuyến màu đỏ này phải bị chặn lại.
Theo bài công bố trên Nature, họ đã dựng nên nhiều mô hình và xác định được rằng đó phải là thứ gì đó mạnh hơn, ví dụ như sao từ (một loại sau neutron cực mạnh) hay sao xung, những vật thể xa xôi, bí ẩn, nhỏ bé và mạnh nhất vũ trụ.
Tin buồn là với phát hiện mới này, tín hiệu dạng chớp sóng vô tuyến lặp lại mỗi 16,35 ngày và biết đổi màu này vẫn không đại diện cho người ngoài hành tinh như nhiều người mong đợi.
Bình luận (0)