Các cấu trúc lạ đã được phát hiện nhờ MARSIS, một radar cao cấp trên tàu vũ trụ Mars Express mà NASA đang cho bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa, kết hợp với kỹ thuật đã từng được ứng dụng ở Trái Đất đề nghiên cứu các hồ ngầm bên dưới băng vĩnh cửu của Nam Cực.
Trước đó, một cấu trúc lớn đã được xác định nằm ngầm bên dưới Sao Hỏa, nhưng không thể rõ nó có chứa nước hay không. Nhưng sự kết hợp mới này đã đem lại các tín hiệu phản xạ cần thiết để xác định cấu trúc lớn dưới cực Nam là một hồ ngầm khổng lồ. Không chỉ vậy, bao quanh cơ thể "quái vật nước" mẹ này là nhiều hồ con khác. Tuy nhiên chưa thể xác định chúng có liên kết với nhau hay không.
Sao Hỏa - ảnh: NASA
Dữ liệu chỉ ra chúng có thể là "dung dịch siêu kiềm", mọt loại nước muối có nồng độ muối cực cao, khiến chúng vẫn ở trạng thái lỏng cho dù cực Nam Sao Hỏa cực lạnh.
Cấu trúc của cụm hồ cho thấy chúng được hình thành một cách khá dễ dàng. Các phiên bản của chúng có thể tồn tại đâu đó khắp nơi trong suốt lịch sử của hành tinh. Điều đặc biệt này là cấu trúc này rất giống các hồ ngầm ở Nam Cực của Trái Đất, nơi được cho là có các dạng sống kỳ lạ, không cần ánh sáng và không khí bình thường và sống khỏe trong môi trường nước cực mặn.
Theo tiến sĩ Roberto Orosei từ NASA, nhà nghiên cứu chính của nhiệm vụ MARSIS, các hồ ngầm này có thể chỉ ra sự tồn tại của núi lửa sâu bên dưới vùng cực Nam băng giá. Theo ông, cho dù sự sống đã chấm dứt ở Sao Hỏa thì môi trường kín đáo này vẫn có thể bảo quản tàn dư của chúng tốt cho đến ngày nay.
Năm 2019, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington (Mỹ) đã tìm thấy bằng chứng sống động cho sự sống ở những cấu trúc tương tự tại Alaska, vùng lãnh nguyên lạnh lẽo gần cực Bắc. Khoan sâu xuống dưới băng vĩnh cửu, một "thế giới bị mất" đã lộ ra với hàng đàn vi sinh vật sinh sôi nảy nở suốt 50.000 năm ở nơi bưng như mộ, thiếu hẳn mọi điều kiện sống thông thường và trong môi trường nước có độ mặn gấp 3,5 lần nước biển thông thường! Chính nhóm nghiên cứu này đã gợi ý sự sống ngoài hành tinh cũng có thể mang dạng thức tương tự.
Bình luận (0)