Sân bay dự kiến tọa lạc tại thị trấn Santa Lucia thuộc bang Mexico, gần Thành phố Mexico – thủ đô của Mexico. Trong đợt mới này, hài cốt của 70 "quái thú kỷ băng hà" – những con ma mút Columbia khổng lồ, niên đại khoảng 12.000-35.000 năm lần lượt lộ diện, nâng tổng số "quái thú" đào được từ khi sân bay được khởi công (năm 2019) lên ít nhất 200 con.
Dường như nhiều thế hệ ma mút khổng lồ đã bị sa lầy trong một đầm lầy kỷ băng hà rộng lớn, nơi thị trấn Santa Lucia ngày này, dẫn đến việc xương của chúng đồng loạt bị mắc kẹt sâu trong đất mềm. Toàn bộ hài cốt đã hóa thạch.
Một trong các khúc xương "quái thú" hóa thạch" - ảnh: AP
Tuy nhiên, một số mẩu xương cho thấy chúng đã qua tay con người, bị đẽo gọt thành những công cụ. Vì thế, có thể sự sa lầy tập thể của ma mút trong suốt 10.000 năm ở địa điểm này có bàn tay của những thợ săn ma mút cổ đại. Sau đó, mối nghi ngờ đã được xác nhận qua tàn tích của các hố bẫy nhân tạo.
Có 15 hộp sọ người cũng được tìm thấy trong quá trình đào để xây sân bay, nhưng niên đại chỉ vài trăm năm, là người thuộc thời tiền Tây Ban Nha, được chôn cùng nhiều đồ thờ cúng và hài cốt chó. Chưa có hài cốt người nào phù hợp với niên đại của những thợ săn ma mút kỷ băng hà.
Ngoài ra, còn có hài cốt hàng ngàn năm của 25 con lạc đà và 5 con ngựa.
Nhiều phần xương đã được con người tái chế thành công cụ - ảnh: AP
Tiến sĩ Ruben Manzanilla Lopez từ Viện Nhân chủng học và lịch sử quốc gia cho biết khu "nghĩa địa quái thú" trải dài đến 12 dặm, có thể cung cấp nhiều bằng chứng sống động để giải thích rõ ràng hơn sự tuyệt chủng của loài "quái thú" khổng lồ này: có thể biến đổi khí hậu cũng góp phần, nhưng nguyên nhân từ sự săn bắt của con người là không nhỏ.
Ước tính thời gian loài người tạo ra các hố bẫy này và tổ chức rộng rãi việc săn ma mút là 15.000 năm về trước. Loài ma mút Columbia bị xóa sổ khoảng 12.000 năm trước, là một trong những đại diện cuối cùng của dòng họ "quái thú" kỷ băng hà này.
Bình luận (0)