xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

4 bước chiến lược cho kinh tế Việt Nam

Dương Ngọc

Các chính sách hiện tại của Chính phủ đang đi đúng hướng, Việt Nam có thể làm tốt hơn nếu bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức, bảo đảm nguồn ngoại tệ và sự ổn định của khu vực ngân hàng

Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương số tháng 4-2020 với tiêu đề "Đông Á và Thái Bình Dương thời Covid-19" được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 31-3 nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể giảm còn 4,9% trong năm 2020.

Tăng trưởng quý I/2020: Dự báo 3,82%

Báo cáo này cũng dự báo áp lực lạm phát sẽ tăng cùng với tỉ lệ hộ nghèo trong nửa đầu năm 2020. Vị thế kinh tế đối ngoại sẽ xấu đi trong năm 2020, bội chi ngân sách cũng tạm thời tăng lên. Nỗ lực củng cố tình hình tài khóa dự kiến sẽ tiếp diễn từ năm 2021 trở đi, qua đó tiếp tục làm giảm tỉ lệ nợ công trên GDP. Trong trung hạn, tăng trưởng dự báo sẽ quay lại lên đến 7,5% trong năm 2021 và hội tụ quanh mức khoảng 6,5% năm 2022.

Tại buổi họp báo trực tuyến chiều 31-3 về các thông tin liên quan đến Việt Nam trong báo cáo, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, nhấn mạnh ngoài việc đối diện với những căng thẳng thương mại quốc tế đang diễn ra, sắp tới chúng ta sẽ phải đối diện với cú sốc toàn cầu khi đại dịch ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên thế giới. Tăng trưởng quý I/2020 của Việt Nam khoảng 3,82%, thấp nhất kể từ 11 năm trở lại đây. Có thể mất 3-5 điểm % tăng trưởng GDP nếu Chính phủ không có những biện pháp tài khóa và tiền tệ mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo ông Ousmane Dione, dự báo trong trung hạn rất thuận lợi bởi Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực.

Việt Nam có thể làm tốt hơn

Tại buổi họp báo, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, thông tin WB đang bàn với Chính phủ một chiến lược gồm 4 bước:

Thứ nhất: Các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân như giãn, hoãn nộp thuế, hỗ trợ trả nợ, gói hỗ trợ cho người mất việc làm…

Thứ hai: Tái khởi động hoạt động kinh tế với các gói kích thích khi đã qua giai đoạn khủng hoảng. Ví dụ như đẩy nhanh triển khai giải ngân các dự án đầu tư công hiện có, kích thích nhu cầu đầu tư của tư nhân trong ngành du lịch, dịch vụ...

Thứ ba: Số hóa, hiện đại hóa nền kinh tế bằng cách phát triển những dịch vụ như học tập trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Qua đó đẩy mạnh Chính phủ điện tử để các thủ tục hành chính có thể tiến hành nhanh gọn, thuận tiện qua internet.

Thứ tư: Chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế bởi dịch bệnh có thể tái diễn.

Cũng theo ông Jacques Morisset, các nhà quan sát trên thế giới đánh giá chính sách của Việt Nam rất phù hợp, đi đúng hướng trong việc bảo vệ người dân khỏi khủng hoảng y tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong khu vực chính thức, quản lý ngân sách tốt. Dù vậy, ông lưu ý có 3 lĩnh vực Việt Nam có thể làm tốt hơn: bảo vệ người nghèo, người lao động ở khu vực phi chính thức; bảo đảm nguồn ngoại tệ và bảo đảm sự ổn định của khu vực ngân hàng.

4 bước chiến lược cho kinh tế Việt Nam - Ảnh 1.

Chuyên gia của WB khuyến nghị Chính phủ có chính sách bảo đảm sự ổn định của khu vực ngân hàng trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Ảnh: TẤN THẠNH

WB hỗ trợ 3 lĩnh vực

Trong khi đó, ông Ousmane Dione cho biết WB xác định 3 lĩnh vực có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng do dịch Covid-19.

Một: Hỗ trợ triển khai các dự án hiện có, chuẩn bị danh mục dự án đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế trong trung hạn.

Hai: Nhóm WB đang triển khai gói tài chính toàn cầu thủ tục nhanh trị giá 14 tỉ USD nhằm tăng cường ứng phó Covid-19 và rút ngắn thời gian phục hồi, trong đó Việt Nam có thể tiếp cận 50 triệu USD.

Ba: Hỗ trợ phân tích, tư vấn để trước mắt đào tạo đội ngũ cán bộ y tế tuyến đầu.

Hai kịch bản kinh tế thời Covid-19

Theo dự báo của WB, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể đến 11 triệu người rơi vào cảnh nghèo bởi tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

WB đã đưa ra 2 kịch bản đối với khu vực trên. Với kịch bản xấu, kinh tế sẽ suy giảm và hồi phục ì ạch sau đó. Khi đó, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn đạt mức 0,1% so với mức 6,1% năm 2019. Phần còn lại của khu vực dự kiến tăng trưởng -2,8%, so với mức 4,7% năm 2019. Một số quốc gia như Philippines, Papua New Guinea, Indonesia, Malaysia, Đông Timor, Thái Lan sẽ có tốc độ tăng trưởng âm.

Ít bi quan hơn là kịch bản kinh tế giảm tăng trưởng đáng kể nhưng hồi phục mạnh mẽ sau đó. Trong kịch bản này, Trung Quốc và phần còn lại của khu vực lần lượt có tốc độ tăng trưởng 2,3% và 1,3%.

Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo