Qua vụ việc của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, bị thu hồi nhiều tài sản theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, có thể thấy hầu như các thiết chế chống tham nhũng và thanh tra hiện nay đã hoàn toàn thiếu năng lực trong việc giám sát các hành vi rửa tiền, phân tán tài sản và thiên hình vạn trạng các thủ thuật khác nhằm ăn cắp của công. Việc thiếu năng lực chuyên môn của các thiết chế chống tham nhũng ở nước ta là chuyện ai cũng có thể thấy được ngay từ đầu.
Các dạng tham nhũng hiện nay có liên quan rất nhiều đến sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng mà nhân sự của các bộ máy thanh tra và chống tham nhũng không đủ trình độ phát hiện. Ngay cả vụ việc đơn giản nhất là việc ông Truyền xin xỏ nhà hết chỗ này đến chỗ khác mà cả hệ thống công quyền không có bất kỳ hồ sơ nào ghi chép để nối kết tất cả thông tin này lại là những thiếu sót rất lớn.
Thiết nghĩ đã đến lúc hình thành một tổ chức quyền lực với tiêu chuẩn là trình độ chuyên môn cao nhất trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, luật, công nghệ thông tin... để giám sát toàn bộ giao dịch có liên quan đến tiền của người nộp thuế và an ninh tài chính quốc gia.
Thiết nghĩ đã đến lúc hình thành một tổ chức quyền lực với tiêu chuẩn là trình độ chuyên môn cao nhất trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, luật, công nghệ thông tin... để giám sát toàn bộ giao dịch có liên quan đến tiền của người nộp thuế và an ninh tài chính quốc gia.
Để thấu hiểu các tội phạm trong lĩnh vực này chắc chắn không thể là các tổ chức chống tham nhũng và thanh tra hiện hành mà đó phải là một tổ chức chuyên môn thuần túy.
Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng nói rất rõ giải pháp cho ý tưởng hình thành một tổ chức chuyên môn như thế: “Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin, thế hệ trẻ nước ta được trang bị kiến thức ngày càng cao và phần lớn thường xuyên truy cập Internet để giao lưu, học hỏi, khám phá và chiêm nghiệm thực tế. Thế hệ này đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế”.
Về thẩm quyền và phạm vi hoạt động của thiết chế mới này phải là một tên gọi sao cho bao quát hết mọi lĩnh vực mà các tổ chức khác với những gò bó trong khuôn khổ thể chế hiện tại không thể với tới. Một tổ chức như thế chỉ có thể nhân danh thay cho toàn bộ người nộp thuế Việt Nam. Tổ chức đó nên chăng có tên là Ủy ban Bảo vệ người nộp thuế Việt Nam.
Biết là trên thế giới chẳng có ủy ban nào lạ đời như thế, nhưng một quốc gia với quá nhiều đặc thù như Việt Nam thì việc cho ra đời ủy ban bảo vệ người nộp thuế, nếu có, cũng là chuyện bình thường.
Bình luận (0)