xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Big C về tay Thái Lan, doanh nghiệp Việt chật vật trong cuộc chơi mới

Theo Nguyễn Thảo (Bizlive)

Tập đoàn Central Group đã chính thức hoàn tất chuyển nhượng thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá hơn 1 tỉ USD, theo đó toàn bộ hệ thống siêu thị Big C của Việt Nam sẽ thuộc quyền sở hữu của Central Group thay vì Tập đoàn Casino (Pháp).

Thua từ hàng hoá đến hệ thống phân phối

Sau một thời gian “chạy đua” chào giá của nhiều công ty như Lotte Group (Pháp), Aeon (Nhật Bản), Central Group và TCC Holding ( Thái Lan ) và các nhà đầu tư trong nước như CTCP Thăng Long GTC (thành viên Hanoitourist), Saigon Co.op và Masan Group (Việt Nam), cuối cùng chuỗi Big C Việt Nam đã về tay Tập đoàn Central Group của gia đình tỉ phú Thái Chirathivat.

Trong thương vụ này, Saigon Co.op cũng đã lọt vào vòng đàm phán cuối cùng tuy nhiên, theo đại diện Saigon Co.op phía bán nêu khó khăn là thương vụ này được mua bán bởi công ty nước ngoài đặt ở châu Âu, họ lo ngại liệu Saigon Co.op có xin được giấy phép hay không.

“Công ty đang bị đặt vào tình thế khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh, đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục”, đại diện Saigon Co.op đề xuất.

Trong thông cáo phát đi ngày 29-4 vừa qua, Central Group cho biết, nhận chuyển nhượng chuỗi siêu thị Big C Việt Nam từ tay Casino ngoài Central Group còn Tập đoàn Nguyễn Kim, doanh nghiệp mà trước đó, hồi tháng 1/2015, Power Buy, đơn vị thuộc Tập đoàn Central Group đã mua 49% cổ phần.

Central Group cùng với Nguyễn Kim Group sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của Big C Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho các cửa hàng Big C.

Hiện, các hoạt động kinh doanh bán lẻ của Central Group Việt Nam gồm hàng điện máy, thể thao, thời trang và trung tâm thương mại. Central Group Việt Nam hiện có hơn 6.600 nhân viên tại Việt Nam, làm việc tại 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau bao gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 1 khách sạn; 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị Lan Chi.

Như vậy, vừa mua xong hệ thống Metro Cash & Carry tại Việt Nam từ người Đức, người Thái mua tiếp hệ thống Big C Thái Lan từ người Pháp và dường như những thương vụ chuyển nhượng giá hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD của người Thái trong lĩnh vực bán lẻ chưa dừng lại.

Theo đó, không chỉ gói kẹo, đôi dép, tới đây, hàng điện máy, hàng hoá xa xỉ… của Thái Lan sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ thua trên trên sân nhà.

Trao đổi với BizLIVE, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại cho biết, xâm nhập hàng Thái vào thị trường Việt Nam đã đến ngưỡng phải lo lắng, Việt Nam thua trên sân nhà từ hàng hoá đến hệ thống phân phối.

“Cuộc xâm nhập này, người tiêu dùng có lợi trong khi áp lực sẽ rất lớn đối với hàng hoá nội, doanh nghiệp nội phải bừng tỉnh. Cuộc cạnh tranh phải chấp nhận vừa cạnh tranh vừa cộng tác”, ông Phú nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cung ứng chật vật

Theo đại diện một doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm tươi sống, từ thời điểm siêu thị Metro Cash & Carry về tay người Thái đã có sự chuyển biến lớn trong hoạt động marketing như ưu tiên doanh nghiệp Thái.

“Cùng một mặt hàng nhưng hàng của doanh nghiệp Thái liên tục tung ra nhiều chương trình giảm giá trong khi hàng Việt không như vậy”, vị này cho hay.


Hàng Thái Lan tại Metro Hà Đông. Ảnh: N.Thảo

Hàng Thái Lan tại Metro Hà Đông. Ảnh: N.Thảo

Cũng theo lãnh đạo một doanh nghiệp có trụ sở tại TP HCM, kể từ khi siêu thị Metro Cash & Carry bán cho nhà đầu tư Thái Lan, mọi hoạt động liên quan đến điều chỉnh giá cả, hàng hoá đều diễn ra khá chậm chạp, gây khó cho doanh nghiệp.

Theo lời kể của vị này, doanh nghiệp phải mất 6 tháng kể từ khi thông báo mới được phép rút hàng khỏi kệ, chưa kể giá cả biến động lên xuống, muốn điều chỉnh gần như không thực hiện được.

Ông Vũ Vinh Phú cho biết khi các nhà bán lẻ Thái Lan vào Việt Nam chắc chắn họ sẽ tăng tỷ trọng hàng Thái trên quầy kệ vì vậy nếu không có chính sách kịp thời không chỉ có cảnh người dân chuyển sang mua hàng Thái mà còn chứng kiến nhiều thương vụ “bán mình” của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới đây.

Khảo sát tại một số siêu thị như Metro, Big C, Lotte, Fivimart, Citimart.. cho thấy, hàng Thái Lan cũng đã xuất hiện nhiều hơn, với giá bán chỉ tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so với mức giá trung bình của hàng hoá Việt Nam cùng chủng loại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo