xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạnh tranh quyết liệt, nguồn cung dư thừa

NGUYỄN HẢI

Đó là nhận định tại buổi “Tổng kết hoạt động năm 2013 và phương hướng 2014”, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa tổ chức tại TP HCM

Năm 2014, thị trường gạo thế giới chịu áp lực từ Thái Lan bung hàng tồn với giá thấp (gạo 5%  tấm của Thái giảm chỉ còn 375 USD/tấn), chưa kể sản lượng của họ năm nay tăng khoảng 2% so với năm trước. Ấn Độ đạt sản lượng 105 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn. Pakistan với 6,4 triệu tấn, trong đó xuất khẩu trên 3 triệu tấn. Myanmar cũng tham gia xuất khẩu khoảng 750.000 tấn.

Áp lực lớn

Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp từ các nước xuất khẩu trên, trong đó các loại gạo cấp thấp xem như khó có thể cạnh tranh được với Ấn Độ, Pakistan và cả Myanmar. Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh được các loại gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao tại thị trường châu Phi và các thị trường gần, giao hàng nhanh ở khu vực Đông Nam Á.

Muốn xuất khẩu gạo tốt cần phải thay đổi chất lượng gạo Ảnh: Ngọc trinh
Muốn xuất khẩu gạo tốt cần phải thay đổi chất lượng gạo Ảnh: Ngọc trinh

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết năm 2014 thị trường xuất gạo cực kỳ khó khăn, giá cả có thể giảm sâu. Các thông tin điều chỉnh không thể đánh giá xa, dài hơi được do thị trường diễn biến phức tạp. “Hiện nay, gạo trắng của Việt Nam chỉ để người ta bán, Việt Nam không bán được, do ảnh hưởng thương mại biên giới Trung Quốc và Tây Nam làm giá cao hơn giá xuất khẩu chính ngạch. Một số thị trường tập trung đã mua gạo của Thái Lan, loại gạo 5% tấm chỉ có 375 USD/tấn, Việt Nam làm sao bán” - ông Phong chia sẻ.

Tình hình bất ổn ở Thái Lan sẽ tác động đến giá gạo thế giới. Trong khi Việt Nam tồn kho ít hơn mọi năm, chỉ khoảng 300.000 tấn trong năm 2013 chuyển sang 2014 (những năm trước có lượng tồn kho lớn từ 800.000 tấn cho đến 1 triệu tấn). Vụ Đông Xuân thu hoạch kéo dài, chậm hơn 20-30 ngày. Hợp đồng gối đầu thấp so cùng kỳ nên khó đoán tình hình sẽ diễn biến như thế nào. Doanh nghiệp đang trong trạng thái trống kho, dẫn đến áp lực phải mua vào.

Cần tái cấu trúc mạnh mẽ

PGS-TS Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt, cho rằng vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để tạo giá trị hạt gạo tăng thêm, từ đó nông dân gắn bó với cây lúa nhiều hơn và cả doanh nghiệp cũng có lãi. Khó khăn lớn nhất hiện nay là tổ chức bà con nông dân còn nhiều rời rạc, tính pháp lý chưa có. Bộ NN-PTNT chỉ đạo để có sự hợp tác, gắn kết mới có thể xây dựng thương hiệu. VFA cần đặc biệt chú trọng việc xây dựng vùng nguyên liệu.

Theo bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, hiện xuất khẩu gạo tồn tại nhiều khó khăn mà vẫn chưa có sự thay đổi về chất trong thị trường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Trước đây khi tham gia thị trường xuất khẩu gạo, Việt Nam chỉ đi vào thị trường cấp thấp nhưng chưa có sự điều chỉnh kịp thời phân khúc cấp cao nên khách hàng nhìn gạo Việt Nam thuộc dạng cấp thấp. Nay thị trường biến động cần phải có chính sách linh hoạt, xây dựng thương hiệu gạo không phải chỉ là gạo đặc sản như của Thái Lan, Ấn Độ mà phải có thương hiệu riêng cho từng doanh nghiệp để khách hàng yên tâm khi mua.

Ông Phong cho biết, doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh nhưng bằng cách nào, từng doanh nghiệp phải tính toán. Nếu bán cho châu Phi chỉ gạo thơm và nếp cũng không phải là phương án hiệu quả, còn cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan cũng phải có cách đi riêng. Với giá bán của Thái Lan như hiện nay thì Việt Nam không thể bán giá cao được mà bị ép giá khủng khiếp.

Với tình hình hiện nay cần phải có cơ chế điều hành linh hoạt, kịp thời hơn, áp dụng cho từng thị trường. Một số thị trường nên mở rộng cho tư nhân tiếp thị như châu Phi, Iraq, Bangladesh. Một số thị trường không để cho doanh nghiệp giao dịch tự do mà phải để đầu mối từ cấp Chính phủ chỉ định. Các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị vào thị trường Mỹ và Nhật Bản khi kết thúc đàm phám TPP. 

Cần có bộ giống lúa mới

Việt Nam sản xuất qua nhiều loại giống lúa, kể cả lúa thơm, chất lượng cao cũng bị lai tạp. Những bộ giống trên không còn phù hợp mà phải nhanh chóng có bộ giống mới phù hợp cho từng khu vực thị trường. Được biết nếu có bộ giống mới chất lượng cao sẽ bán được với giá từ 600-800 USD/tấn gạo.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo