xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chật vật với giá xăng, điện

PHƯƠNG NHUNG - TÔ HÀ

Giá xăng các loại đã tăng 1.610 đồng/lít; giá điện cũng sẽ tăng 7,5% kể từ ngày 16-3

Từ 15 giờ ngày 11-3, giá xăng các loại đã được điều chỉnh tăng 1.610 đồng/lít (lên mức 17.880 đồng/lít xăng RON 95 và 17.280 đồng/lít xăng RON 92); giá dầu diesel và dầu hỏa tăng 710 đồng/lít (lên mức lần lượt là 15.880 đồng/lít và 16.320 đồng/lít); dầu ma dút tăng 910 đồng/lít (lên mức 12.760 đồng/lít). Sau giá xăng, giá điện cũng sẽ tăng 7,5% từ ngày 16-3, nâng giá bán lẻ điện bình quân lên mức 1.622,5 đồng/KWh.

Sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng?

Theo quyết định tăng giá điện mới đây, Chính phủ cho biết sẽ bảo đảm tăng trưởng kinh tế (GDP) trong khoảng 6,2% và kiểm soát lạm phát (CPI) ở 5%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn quan ngại mức độ ảnh hưởng của giá điện đến nền kinh tế không chỉ dừng lại ở đó.

Nhân viên một cây xăng tại TP HCM đang niêm yết giá bán mới vào chiều 11-3 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Nhân viên một cây xăng tại TP HCM đang niêm yết giá bán mới vào chiều 11-3 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), GDP cả năm có thể đạt được từ 6% - 6,2% nhưng phải phấn đấu rất khó khăn. Chưa kể sẽ không nói trước được những yếu tố về địa chính trị trên thế giới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam khiến tăng trưởng thậm chí không đạt 6%.

Cũng theo TS Lưu Bích Hồ, không nên chỉ đánh giá tác động của giá điện, xăng dầu lên tăng trưởng hay lạm phát mà quan trọng là cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Chắc chắn trong năm nay, lạm phát sẽ nhích lên so với năm 2014 nhưng không quá nhiều. Hơn nữa, lạm phát và tăng trưởng như hiện nay là phù hợp chứ không nên đòi hỏi lạm phát ở mức cao hơn hoặc thấp hơn dẫn tới tình trạng giảm phát.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho biết tuy đã tính toán cụ thể từng phương án tăng giá điện ảnh hưởng đến chỉ số tăng trưởng ra sao nhưng hiện nay vẫn còn sớm để dự báo GDP cả năm. “Giá điện tăng chắc chắn ảnh hưởng đến tăng GDP nhưng Chính phủ đã cân nhắc chọn mức tăng thì sẽ có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, bù đắp phần bị hụt để bảo đảm tăng trưởng 6,2% như đề ra” - ông Lâm nói.

Về CPI, ông Lâm cho biết giá điện tăng theo mức đã được quyết định sẽ ảnh hưởng đến CPI khoảng 0,46%. Tất nhiên, Chính phủ sẽ điều hành để kiểm soát lạm phát trong 5%. Lạm phát 4 tháng qua âm do tác động của giá dầu nên nhân dịp này, Chính phủ có những điều hành về chính sách sau khi đã xem xét lợi hại.

Hết sức cân nhắc

Tuy đánh giá mức tăng CPI trước tác động của giá cả hiện vẫn ở mức hợp lý nhưng TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh khối doanh nghiệp sẽ khó khăn bởi việc tăng giá điện. Nhưng nếu không chấp nhận thì sẽ không có giá thị trường được. Mặt khác, TS Lưu Bích Hồ lưu ý do nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phải nền kinh tế thị trường, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp nên điều hành giá cần hết sức cân nhắc.

Theo các chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội), năm 2015, ngân sách có thể thâm hụt cao hơn trong năm 2014 do có độ trễ trong phản ứng của chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư với lạm phát thấp. Do đó, những tác động tích cực từ việc giảm giá dầu chỉ thấy rõ trong trung hạn khiến Chính phủ có thể bị hấp dẫn trước lựa chọn tăng thuế hoặc tạo lạm phát (thông qua nới lỏng tiền tệ hoặc tăng giá dịch vụ công) để bù đắp hụt thu nếu chi ngân sách không được tiết chế. Nếu chọn giải pháp này có thể làm chậm khả năng phục hồi kinh tế.

Người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng giá xăng và giá điện tăng liên tiếp cùng thời điểm không chỉ ảnh hưởng nặng đến khối sản xuất mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng bởi chi tiêu hằng tháng sẽ phải cắt giảm. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định nếu giá xăng duy trì ở mặt bằng khoảng 15.600 đồng/lít thì kỳ vọng cầu tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau động thái tăng giá xăng hiện nay, việc thúc đẩy cầu tiêu dùng sẽ khó khăn hơn và người dân phải tiếp tục thắt chặt chi tiêu.

Đại diện Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng cũng khẳng định: “Tuy mặt bằng giá cả các mặt hàng thiết yếu đang thấp nhưng quyết định tăng giá điện và xăng với mức cao, lại ở cùng thời điểm là chưa nghĩ đến quyền lợi người tiêu dùng. Bởi lẽ, tăng giá các mặt hàng này không chỉ tác động trực tiếp đến giá điện, giá xăng mỗi người dân phải gánh chịu mà nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá theo khiến chi tiêu của người dân ngày càng eo hẹp”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo